Hệ màu sắc trong thiết kế đồ hoạ (phần 1)

Trước khi đi tìm hiểu cách sử dụng màu sắc trong thiết kế đồ hoạ thì chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm màu sắc là gì.

Màu sắc được sinh ra từ ánh sáng nên có thể hiểu rằng màu sắc là ánh sáng nên chúng ta có thể cảm nhận bằng mắt.

Nhận biết màu và tính cách của màu như thế nào?

Cấp độ 1: Dùng 3 màu là: đỏ, vàng, lục lam để phối ra các sắc độ màu sắc khác nhau.

Cấp độ 2: Lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên màu lục lam ta sẽ có màu tím và nếu lấy màu vàng chống lên màu lục lam thì sẽ có màu xanh lá cây.

Việc lấy 2 màu chồng lên nhau để ra một màu khác gọi là màu chồng đơn.

Cấp độ 3: Từ 3 màu căn bản là đỏ, vàng, lục lam chúng ta phối ra màu da cam, xanh lá, tím và nếu chống các màu ở cấp độ 1 với các màu ở cấp độ 2 thì ta sẽ có các màu ở cấp độ 3 là: đỏ cam, vàng cam, vàng xanh, xanh lơ, xanh tím và đỏ tím.

Chúng ta không có khái niệm màu trắng hay đen, xám mà thực ra màu trắng là chỉ sắc độ giảm tối đa của một trong 12 màu trên vòng tròn màu , màu xám và đen là sắc độ tăng tối đa của những màu kể trên.

Các hệ màu cơ bản thường sử dụng

Màu gốc – hệ màu hội hoạ (RYB)

Trong hội hoạ thì các hoạ sĩ thường trộn các màu theo hệ đỏ-vàng-xanh . Nếu pha 3 màu gốc theo phương pháp này gồm đỏ, vàng và xanh thì ta sẽ có màu kết quả: đỏ + vàng = da cam, đỏ + lam + tím, lam + vàng = lục, đỏ + lam + lục = đen

Nếu bạn pha nhiều màu với nhau thì càng làm mất đi màu sắc hoặc gọi là “chết màu”.

 

Màu gốc – Hệ màu ánh sáng (RGB)

Màu gốc hay còn gọi là màu cấp một. Các màu gốc có thể được trộn với nhau để tạo ra mọi màu khác trong không gian màu của chúng. Nếu không gian màu là một không gian vector thì các màu gốc tạo nên hệ cơ sở của không gian đó.

Phối màu cộng sử dụng hệ màu RGB. Hai tia sáng cùng cường độ thuộc hai trong ba màu gốc nói trên chồng lên nhau sẽ tạo nên màu thứ cấp: ĐỏLục = Vàng; ĐỏLam = Cánh senLam + Lục = Xanh lơ. Ba tia sáng thuộc ba màu gốc cùng cường độ chồng lên nhau sẽ tạo nên màu trắng.

Là một hệ thống màu sắc được dùng rộng rãi nhất trong cuộc sống ngày nay. Được gọi là hệ màu dương tính hay hệ màu cộng, màu phát xạ hoặc nôm na hay gọi là màu ánh sáng hoặc hiển thị màn hình. Nó bao gồm 3 màu: Đỏ (Red), Xanh lá (Green), Lam (Blue).

Màu gốc- Hệ màu in ấn (CMYK)

Hệ màu dùng trong lĩnh vực in ấn gồm 4 màu: xanh lơ (cyan), hồng cánh sen (magenta), vàng (yellow) và đen (black)

Hệ màu HSB ( Hue.Saturation. Brightness)

Hue (dải màu): Đối với người làm thiết kế điều này rất quen thuộc nó nằm trong các bảng màu (Panel Color), nơi mà chúng ta có thể lựa chọn màu một cánh dễ dàng. Hue trong HSB / HSL mã hóa của RGB là một trong những thuộc tính chính (gọi là các tham số xuất hiện màu sắc) của một màu sắc như màu đỏ, cam, vàng, xanh lá cây, xanh dương, tím.

Saturation (độ bão hòa): Độ màu được đo bởi sắc thái cảm nhận về màu, tăng giảm mức độ cảm nhận sắc thái về màu và sắc.

Brightness (sắc độ): Là mức độ sáng tối của màu sắc được hòa trộn thêm đen hoặc trắng.

Trên đây là một số hệ màu cơ bản mà bạn nên nắm vững khi quyết định theo học thiết kế đồ hoạ, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm những hệ màu còn lại trong phần 2 cúa series bài viết “Hệ màu sắc trong thiết kế đồ hoạ”.