Điều gì tạo nên một nhà thiết kế nội thất thành công? Bên cạnh kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn về thiết kế nội thất, thói quen và tư duy là hai yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong sự nghiệp của một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp. Hãy cùng iDesign tìm hiểu những thói quen và tư duy đó là gì nhé?
1. Sự quyết đoán
Để thành công trong lĩnh vực thiết kế nội thất, bạn cần phải quyết đoán. Tính quyết đoán chính là sức mạnh sáng tạo.
2. Xác định mục tiêu và những giá trị
Là một nhà thiết kế nội thất, bạn cần xác định được các giá trị và mục tiêu của bản thân. Việc thiết lập các mục tiêu sẽ hướng bạn đến các phương hướng cần thực hiện và các biện pháp để cân nhắc xem bạn có đạt được mục tiêu đó hay không. Đồng thời, bạn cũng sẽ học được cách giải mã khách hàng của mình và chọn ra những khách hàng phù hợp với giá trị của bạn, từ đó giúp bạn tránh xung đột và có những trải nghiệm không mong muốn.
Khi bạn có các giá trị định hướng cho mình, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với những khách hàng xứng đáng và phù hợp với các giá trị mà bạn đặt ra. Từ đây, bạn không nhất thiết phải duy trì những mối quan hệ không lành mạnh với hy vọng khách hàng sẽ giới thiệu dịch vụ của bạn với những khách hàng khác. Điều này sẽ dần khiến bạn tự hạ thấp tiêu chuẩn và đưa ra ý tưởng của mình với chi phí thấp hơn.
Để hạn chế khả năng khách hàng trả thù lao thấp cho dịch vụ của bạn, việc thiết lập ranh giới là vô cùng quan trọng. Bạn cũng cần hiểu rằng: Thoát ra khỏi một mối quan hệ bất lợi không phải là tổn thất, mà nó sẽ tạo cơ hội để bạn kết nối với những khách hàng tuyệt vời.
3. Đặt câu hỏi
Trước khi thực hiện bất kỳ công việc thiết kế nội thất nào, hãy đặt nhiều câu hỏi để hiểu được nhu cầu và mục tiêu của khách hàng. Điều cần thiết là phải nghĩ đến các chức năng của căn phòng và sẽ bắt đầu từ đâu khi lập kế hoạch.
Hãy xem xét cách tốt nhất để sử dụng không gian và tất cả những gì mà khách hàng đã yêu cầu. Bạn có thể tạo dấu ấn cho ý tưởng của mình bằng cách cân nhắc những gì sẵn có trong các phòng và tạo ra một ngân sách thực tế. Hãy hỏi ý kiến từ khách hàng để thu thập đầy đủ thông tin trước khi tiến hành thực hiện.
4. Hình dung, phác thảo và thiết kế
Khi bạn thiết kế với ngân sách tiết kiệm, hãy tham khảo ý tưởng từ Pinterest để có được những ý tưởng phù hợp cho thiết kế, bảng màu, cách phối màu và phong cách trang trí nội thất của bạn. Hãy viết ra những suy nghĩ của bạn vào một cuốn sổ phác thảo, in ảnh ra và đính kèm chúng lên dream board của mình.
5. Kết hợp các phong cách
Bạn có thể thúc đẩy sự sáng tạo bằng cách kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Sử dụng bảng màu, hue và kiểu trang trí khác biệt nhưng lại bổ sung cho nhau là một cách tuyệt vời để thêm sức sống cho không gian. Ví dụ, một căn phòng có nhiều ánh sáng tự nhiên có thể được hoàn thiện theo phong cách Nautical và phong cách Ma-rốc. Sự pha trộn giữa cổ điển và đương đại sẽ làm bừng sáng không gian và thêm nét sang trọng cho dự án thiết kế nội thất của bạn.
6. Đề cao cảm nhận
Một tư duy không thể thiếu khi làm thiết kế nội thất là đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng. Bạn hãy xem xét mục đích của căn phòng và những gì mà bạn muốn người dùng cảm nhận. Bạn muốn chúng có cảm giác ấm áp hay sang trọng, đẳng cấp? Sau đó, kết hợp cách trang trí nội thất của bạn và hoàn thiện nó với các chi tiết của các phòng sao cho phù hợp với công việc thiết kế nội thất của bạn. Nếu bạn cảm thấy các thiết kế không phù hợp với cảm nhận của mình, bạn có thể đánh giá lại và đưa ra những thay đổi.
7. Ưu tiên xử lý các nhiệm vụ phức tạp
Hãy bắt đầu với các dự án phức tạp trước khi bạn chuyển sang các nhiệm vụ đơn giản hơn. Các dự án này có thể tốn nhiều thời gian hoặc tốn kém về mặt chi phí. Giải quyết xong những đầu việc phức tạp sẽ giúp bạn có thêm động lực và năng lượng để xử lý các nhiệm vụ còn lại.
8. Hiểu khách hàng của bạn
Công việc thiết kế nội thất đòi hỏi người thiết kế phải đến thăm nhà khách hàng hoặc nơi cần được thiết kế/ thiết kế lại. Trong quá trình này, bạn có thể hiểu được sở thích và tính cách của khách hàng. Tuy nhiên, điều bạn cần là hiểu những gì khách hàng đang tìm kiếm, cho dù đó là cập nhật tính thẩm mỹ hiện thời hay tân trang kiểu trang trí của họ. Do đó, dành thời gian để hiểu nhu cầu của khách hàng là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu của họ.
9. Cẩn thận khi lựa chọn các dự án
Một nhà thiết kế nội thất cần lựa chọn các dự án dựa trên khả năng tương thích và họ cần có được tất cả các thông số kỹ thuật trước khi bắt đầu nhiệm vụ.
Thông thường, nhà thiết kế nội thất sẽ không nhận những dự án nào không phù hợp với phong cách thiết kế của họ chỉ vì khách hàng thích thành phẩm họ tạo nên. Trong trường hợp này, bạn nên chuyển giao dự án cho một nhà thiết kế nội thất khác có phong cách thiết kế đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Như vậy, bạn sẽ được tiết kiệm thời gian và tránh sự thất vọng vì không đáp ứng được mong đợi của khách hàng.
10. Học, học nữa, học mãi
Để thành công, bạn cần phải có một tư duy cầu tiến hơn là một tư duy cố định. Mỗi trải nghiệm là một quá trình học hỏi. Các nhà thiết kế vĩ đại không ngừng học hỏi về công việc của họ.
11. Dành thời gian thư giãn
Công việc thiết kế nói chung đòi hỏi nhà thiết kế dành thời gian thư giãn và giảm bớt tình trạng kiệt sức. Sự kiệt sức có tác động tiêu cực đến khả năng sáng tạo và năng suất làm việc. Hãy dành thời gian để khám phá những địa điểm khác nhau để thúc đẩy sự sáng tạo, cũng như cải thiện sức khỏe tinh thần và sức khỏe tổng thể của bạn.
Bạn có thể dành thời gian để kết nối với gia đình, bạn bè hoặc những nhà thiết kế khác vì bạn sẽ khám phá ra những cách làm việc mới. Đó là một cách hiệu quả để biết thế giới thiết kế nội thất đang phát triển như thế nào về phong cách và sở thích.
12. Tìm kiếm lời khuyên
Các nhà thiết kế nội thất thành công nhất thừa nhận họ không biết tất cả mọi thứ và hạ thấp cái tôi của mình để tìm kiếm sự hướng dẫn từ các nhà thiết kế nội thất khác. Để trau dồi thêm kinh nghiệm, bạn có thể học hỏi được nhiều điều bằng cách làm việc cho các nhà thiết kế khác. Bạn sẽ tìm được sự cố vấn về cách điều hành doanh nghiệp và cách phát triển nghề của bản thân. Hơn nữa, bạn cũng có thể khai thác trí tuệ từ người khác để xây dựng “kho tàng” cho chính mình.
13. Lấy khách hàng làm trung tâm
Cuối cùng và không thể thiếu là tập trung vào khách hàng thay vì tập trung vào chính bạn. Nếu không, bạn sẽ nghi ngờ rằng liệu mình có sẵn sàng thực hiện dự án hay không. Điều này sẽ dẫn đến sự trì hoãn trong công việc và có thể khiến dự án mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành.
Nguồn: Tổng hợp