Phân biệt các hệ màu trong thiết kế đồ hoạ

thiet-ke-do-hoa 1

Đến với bài tìm hiểu về hệ màu trong thiết kế đồ hoạ, Idesign sẽ giới thiệu và phân biệt cho các bạn 3 hệ màu: CYMK, RGB và PANTONE.

Hệ màu CYMK

thiet-ke-do-hoa

CMYK là một mô hình màu trong đó tất cả các màu được mô tả như là một hỗn hợp của các quá trình hòa trộn của bốn màu sắc. CMYK là mô hình màu tiêu chuẩn được sử dụng trong in offset cho các tài liệu đầy đủ màu sắc. Vì in ấn sử dụng các loại mực của bốn màu cơ bản, nó thường được gọi là in bốn màu.

Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà chúng ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, cánh sen cộng với xanh lơ cho màu xanh lam, xanh lơ cộng với vàng sinh ra màu xanh lá cây và tổ hợp của các màu xanh lơ, cánh sen và vàng tạo ra màu đen.

 

C – Cyan là màu lục lam

M – Magenta là màu đỏ tươi (màu hồng đỏ),

Y – Yellow là màu vàng

K – Keyline/Black là màu đen

Hệ màu RGB

Hệ màu RGB là từ viết tắt trong tiếng Anh và có nghĩa :

R: Red (màu đỏ)

G: Green (màu xanh lá cây)

B: (blue (màu xanh lam)

thiet-ke-do-hoa 1

Đây là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung. Từ ba màu cơ bản này từ cách thay đổi tỉ lệ giữa các màu RGB để tạo ra vô số các màu sắc khác nhau và cách tổng hợp từ 3 màu RGB này gọi là màu cộng ( các màu sinh ra từ 03 màu này sẽ sáng hơn màu gốc – additive color ).

Hệ màu RGB là chế độ hiển thị màu sắc tự nhiên của màn hình CRT, màn hình LCD và màn hình plasma. Máy ảnh và máy quét cũng có thể sử dụng chế độ RGB. Hệ màu RGB là hệ màu là tốt nhất cho thiết kế : thiết kế website, hình ảnh kỹ thuật số, thiết kế các tài liệu quảng cáo trực tuyến,…

Hệ màu PANTONE

thiet-ke-do-hoa 2
Màu Pantone được xác định là một loạt các con số thay vì tên (ngoại trừ với màu sắc sử dụng trong thời trang), do đó bạn sẽ nghe các tham chiếu PANTONE 2985 C thay vì màu xanh da trời.

Màu Pantone là màu pha, hay màu thứ 5. Nói một cách dễ hiểu hơn, màu Pantone là màu được nhà sản xuất pha sẵn, khác với việc nhà in pha trộn các màu CMYK là 4 màu cơ bản trong in ấn để tạo ra những màu chúng ta mong muốn. Màu Pantone có sắc độ tươi tắn rất nổi bật, làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm in ấn. Khi đặt cạnh những ấn phẩm in ấn được in offset với 4 màu cơ bản, sắc độ của màu Pantone bao giờ cũng nổi bật hơn hẳn.

Để chọn đúng màu chúng ta cần, có thể đối chiếu màu trên bảng màu Pantone (Pantone Color Chart), bảng màu này khá đắt tiền so với các Color Chart thông thường. Trong các phần mềm đồ họa như AI, Photoshop, Corel Craw… đều có cho phép đổ màu Pantone. Để in bằng màu Pantone, bạn có thể đưa màu Pantone vào những chỗ bạn cần trên layout thiết kế, và làm việc với nhà in để đưa ra yêu cầu về in màu Pantone.

Với bài phân tích về 3 hệ màu trên, Idesign hy vọng bạn sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin và biết được cách tạo màu trong các tác phẩm thiết kế đồ hoạ.

Bạn cũng có thể tìm hiểu chuyên sâu về thiết kế đồ hoạ tại các khoá học của Idesign.

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

    Phối màu trong thiết kế đồ hoạ

    thiet-ke-do-hoa

    Để phát triển trong ngành thiết kế đồ hoạ thì bạn phải biết đến các nhóm màu và cách sử dụng màu hợp lý vì vậy hôm Idesign sẽ chia sẻ với các bạn kiến thức về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ.

    1/ Màu dương tính:

    Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

    2/ Màu âm tính:

    Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen.
    Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại.
    Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.

    Ví dụ:
    Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.

    3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)

     

    Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…

    Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho…riêng bạn.

    4/ Cách dùng màu:

    • Cấp thứ nhất (Primary)
    Dùng 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.

    • Cấp thứ hai (Secondary)
    Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây…
    Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.

    • Cấp thứ ba (Tertiary)
    Từ 3 màu căn bản: Đỏ – Vàng – Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.

    6/ Trình tự phối màu:

    • Bước 1:
    Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)
    • Bước 2:
    Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
    • Bước 3:
    Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản.
    Ví dụ:
    Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
    Màu Gạch cua – Xanh ve chai.
    Da cam – Xanh dương.
    Nghệ – Chàm.
    Vàng – Tím.
    Vàng xanh – Đỏ tím…
    Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.
    Ví dụ:
    Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.
    Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.

    • Bước 4:
    Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.

     

    Màu sắc được phân thành 8 loại:
    – Màu nóng (Hot)
    – Màu lạnh (Cold)
    – Màu ấm (Warm)
    – Màu mát (Cool)
    – Màu sáng (Light)
    – Màu sậm (dark)
    – Màu nhạt (Pale)
    – Màu tươi (Bright)

    Như đã nói ở phần đầu do không có hình minh hoạ giống như trong sách, nên các hình ảnh TNDH minh hoạ dưới đây có thể sẽ không phản ánh chính xác nội dung của từng màu. Một số màu chưa tìm được hình, mong các bạn xem nội dung và tìm kiếm giúp.

    MÀU NÓNG
    Màu nóng là màu đỏ bão hoà trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ cờ được pha bởi màu magenta và yellow.
    Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý.
    Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó.

    MÀU LẠNH
    Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên.
    Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết.
    Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.
    Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng.
    Khi chuyển dần từ màu nóng sang màu lạnh, chúng ta có cảm giác như đang đứng bên lò lửa được chuyển sang cạnh một tảng băng, thật dễ chịu (?!)

    MÀU ẤM
    Trong màu ấm luôn có sự hiện diện của màu đỏ.
    Màu ấm được tạo ra do sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng.
    Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và màu vàng mà chúng ta có những dạng màu ấm khác nhau.
    Ví dụ: màu đỏ cam; màu cam; màu vàng cam …
    Màu ấm như thân thiện, đón chào người xem.
    Nhìn màu ấm giống như chúng ta đang ngắm cảnh đẹp của mặt trời bình minh hoặc hoàng hôn.

    MÀU MÁT
    Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh.
    Nó không giống như màu lạnh bởi vì được phối với màu vàng.
    Một số dạng màu mát như : vàng xanh; xanh lá cây; lục lam…
    Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên.
    Màu mát làm chúng ta thấy nhẹ nhàng như đang trong mùa đâm chồi nẩy lộc của mùa xuân.
    Màu mát luôn nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng.
    Màu mát giống như một thác nước làm dịu mắt người xem.

    MÀU SÁNG 
    Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam.
    Màu sáng có tính nhẹ nhàng trong sáng.
    Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với vàng nhạt.
    Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì mức độ thay đổi sắc độ màu giảm.
    Màu sáng làm chúng ta thấy tâm hồn trở nên thoải mái, thư thái và buông lỏng.
    Màu sáng giống như màn cửa sổ hé ra để ánh nắng ban mai lùa vào phòng.

    MÀU SẬM
    Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu.
    Màu sậm làm khoảng không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn.
    Màu sậm làm tăng tính nghiêm trang, đứng đắn.
    Thật vậy màu sậm ẩn khuất như khung cảnh của mùa thu và mùa đông ảm đạm.
    Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho sự đối lập của tự nhiên, sự tương phản nhưng cần thiết giữa ngày và đêm.

    MÀU NHẠT 
    Màu nhạt là màu tùng lam thật nhẹ.
    Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất 65% màu trắng.
    Màu nhạt tạo nên vẻ mềm mại, lãng mạn và lơ đãng.
    Màu nhạt thường dùng như màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt.
    Màu nhạt tạo cho người xem một cảm giác như ngắm đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sáng mờ sương.
    Vì màu nhạt là màu trang nhã nên thường được dùng trong trang trí nội thất.

    MÀU TƯƠI
    Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc.
    Sự tươi thắm của màu sắc được tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen.
    Trong màu tươi chứa các sắc màu xanh; đỏ; vàng và cam.
    Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý.
    Một chiếc xe màu vàng tươi, một chùm bong bóng rực rỡ hoặc cái mũi tươi thắm của chú hề … là những sắc màu không bao giờ bị quên lãng.
    Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngành thời trang và quảng cáo chú ý.

    Tham gia các khoá Thiết kế đồ hoạ tại Idesign để được đào tạo từ cơ bản và đươc cam kết hỗ trợ việc làm.

    ĐĂNG KÝ NGAY!

       

       

      Idesign khai giảng khoá Thiết kế đồ hoạ GD02 ngày 18/09/2018

      Sau thành công của khoá Thiết kế đồ hoạ GD01, IDesign Trung tâm đào tạo thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp tiếp tục khai giảng khoá thiết kế đồ hoạ GD02 với cam kết việc làm sau khoá học và chương trình học từ cơ bản. Là một trong những chương trình đào tạo ngắn hạn mà có hỗ trợ việc làm sau khi học, Idesign đang được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn là nơi học tập và phát triển tương lai của mình.

      Khoá học thiết kế đồ hoạ tại Idesign có gì khiến giới trẻ yêu mến đến vậy?

      Với tổng thời lượng khoá học trong 6 tháng với chương trình học đi từ cơ bản giúp tất cả hoc viên dù chưa có kinh nghiệm, kĩ năng về thiết kế đồ hoạ vẫn có theo học và làm việc được.

      Tham gia khoá học Thiết kế đồ hoạ tại IDesign bạn nhận được gì

      • Nắm vững kiến thức cơ bản về thiết kế đồ họa
      • Có kỹ năng trong thiết kế 2D
      • Có kỹ năng nhiếp ảnh và xử lý ảnh chuyên nghiệp
      • Có kỹ năng sắp xếp và dàn trang in
      • Có kinh nghiệm trong thiết kế nhận diện thương hiệu

      Tốt nghiệp khóa học thiết kế đồ họa bạn có thể làm việc ở các vị trí sau:

      • Chuyên viên thiết kế đồ họa
      • Chuyên viên xử lý ảnh
      • Chuyên viên thiết kế Web
      • Chuyên viên thiết kế quảng cáo, truyền thông

      Đặc biệt học viên tham gia khoá học Thiết kế đồ hoạ trong tháng 8 còn được ưu đãi giảm đến 10% học phí khoá học.

      ĐĂNG KÝ NGAY

         

        6 cách phối màu cơ bản trong thiết kế

        phoi mau idesign 1

        Màu sắc là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho một bản thiết kế trở nên sinh động và nổi bật hơn. Kết hợp màu sắc ra sao cho một bản thiết kế tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố và làm sao để có một bản phối hợp lý thì chúng ta cùng tham khảo cách phối  màu dưới đây.

        1. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

        Đây là phối màu đơn giản nhất và cũng vô cùng hiệu quả.

        phoi mau idesign

        Khi sử dụng phối màu đơn sắc, bạn thường chỉ sử dụng một màu duy nhất hay đôi lúc bạn cũng có thể sử dụng nhiều sắc độ khác nhau của cùng một màu để chúng cộng hưởng với nhau.

        Vì không quá cầu kì và phức tạp, thường thì phối màu đơn sắc nhìn rất dễ chịu với người nhìn về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, cũng chính vì sự đơn giản và đôi lúc có phần đơn điệu đó, khi sử dụng phối màu này, bạn sẽ gặp khó khăn để tạo điểm nhấn với một số chi tiết trên website của mình.

        Phối màu đơn sắc thường được sử dụng khá nhiều trong những thiết kế website mang phong cách tối giản. Sự đơn giản của chúng giúp mắt chúng ta không bị xao lãng quá nhiều và hoàn toàn tập trung vào các yếu tố quan trọng của website như nội dung và hướng tương tác. Ngoài ra, chúng dễ dàng làm cho các typeface đơn giản trở nên sắc nét và thu hút hơn.

        2. Phối màu tương đồng (Analogous)

        Màu tương đồng (thường là ba màu) giao tiếp rất tốt với những màu kế bên nó trên vòng tròn màu; qua đó, tạo nên những phối màu rất nhã nhặn và thu hút.

        Phối màu tương đồng đa dạng về màu sắc hơn so với phối màu đơn sắc và vì thế, khi sử dụng chúng, bạn có thể phân biệt các nội dung khác nhau trên một website dễ dàng hơn. Tuy có sự pha trộn của nhiều màu sắc, nhưng do các màu này đứng gần nhau trên vòng tròn màu, nên phối màu này không quá rối rắm và nhức mắt. Ngược lại, chúng rất êm dịu và vừa mắt.

        phoi mau idesign 1

        Thường thì khi sử dụng phối màu này, các nhà thiết kế sẽ bắt đầu từ việc chọn ra cho mình một màu chủ đạo. Màu này sẽ được sử dụng nhiều nhất và các màu khác phải tương tác tốt với màu chính này. Sau đó, nhà thiết kế sẽ chọn màu thứ 2 với nhiệm vụ phân biệt các phần nội dung quan trọng của website hay các typeface. Màu thứ 3 thường dùng cho những chi tiết không quá quan trọng (thường là các chi tiết trang trí).

        3. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)

        Phối màu bổ túc trực tiếp sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên vòng tròn màu để tạo nên những phối màu năng động và tràn đầy năng lượng cho website. Rõ ràng, với cặp màu đối xứng được sử dụng, bạn rất dễ để tạo điểm nhất cho các chi tiết quan trọng trên website. Cũng chính vì sự đối lập giữa các màu, phối màu bổ túc trực tiếp này hoàn toàn không phù hợp nếu website của bạn mang phong cách của  sự thư giãn và nhẹ nhàng.

        phoi mau idesign 2

        Cũng như phối màu tương đồng, khi chọn màu cho phối màu bổ túc trực tiếp này, các nhà thiết kế sẽ thường chọn cho mình một màu chủ đạo và sau đó sẽ kiếm màu đối xứng với nó làm màu phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng phối màu này, bạn nên nhớ đừng sử dụng những màu có sắc độ nhạt (de-saturated colors), vì những màu như vậy sẽ làm mất đi tính tương phản cao giữa các cặp màu với nhau, vốn là điểm mạnh của phối màu này.

        4. Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)

        Đây là phối màu an toàn nhất trong các phối màu. Phối màu này được hình thành với ba màu nằm ở ba góc khác nhau của vòng tròn màu và tạo nên một hình tam giác đều.

        Vì ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu nên chúng kết hợp và bổ sung với nhau tạo nên một sự cân bằng cho phối màu này. Cũng chính vì sự cân bằng này, tuy có đến ba màu được sử dụng nhưng bạn sẽ thỉnh thoảng thấy phối màu này khá đơn điệu, an toàn và thiếu sáng tạo.

        phoi mau idesign 3

        Phối màu này rất khó sử dụng khi các bạn muốn tạo điểm nhấn trên website của mình. Tuy vậy, một số nhà thiết kế lại rất thích phối màu này vì chúng thường giúp cho các website được tiếp nhận và nhận được nhiều phản hồi tốt từ người sử dụng vì sự hài hoà và cân bằng của các màu được sử dụng.

        5. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)

        Nếu bạn muốn website của mình thu hút và gây ấn tượng mắt đến người dùng ngay từ lúc đầu thì phối màu bổ túc xen kẽ này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

        Phối màu này được tạo bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu và tạo nên một hình tam giác cân. Đôi lúc, bạn có thể sử dụng thêm một màu thứ tư; màu này phải đối xứng với một trông hai màu tạo nên đáy của hình tam giác cân đó.

         

        Chính vì sự linh hoạt trong việc chọn màu mà phối màu này thường mở ra cho các nhà thiết kế rất nhiều cơ hội khám phá và tìm được các cặp màu lạ và độc đáo cho website của mình.

        Ngày này, có rất nhiều website chuộng phối màu này. Chủ yếu họ sử dụng màu đen và trắng làm những màu chủ đạo, tô điểm bằng các màu thứ 3 bắt mắt như đỏ và xanh với các chi tiết phụ. Phối màu này đơn giản và an toàn nhưng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, để thử thiachs bản thân cũng như muốn website của mình trở nên cầu kì hơn, bạn có thể sử dụng những màu bậc nhất (vàng, đỏ, lam) cho mùa chủ đạo.

        6. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)

        Đây là phối màu phức tạp nhất trong sáu phối màu cơ bản. Nhưng nếu bạn chịu bỏ công sức và thời gian để chọn lựa màu sắc kỹ càng, phối màu này sẽ như một phần thưởng khi nó sẽ mang đến cho website của bạn sự hiện đại và mới mẻ, rất phù hợp với nhiều xu hướng thiết kế hiện nay.

        phoi mau idesign 5

        Phối màu này được hình thành với hai cặp màu bổ túc trực tiếp. Những sự đối nghịch cũng như bổ sung giữa hai cặp màu này chính là điểm mành và khác biệt đặc trưng của phối màu này. Các cặp màu trong phối màu này thoạt nhìn thì rất khó để có thể phối hợp và sử dụng chúng đúng cách, vì thế bạn sẽ mất khá nhiều thời gian cho khâu chọn lọc và lên màu cho website của mình. Mẹo để chon màu cho phối màu này cũng khá cơ bản khi bạn cần chú ý cân bằng thật tốt giữa hai gam màu nóng (đỏ, cam hay vàng) và lạnh (xanh, tím).

        Hy vọng bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và có khả năng phối màu tốt.

         

        Học thiết kế đồ hoạ tại Idesign có gì vui?

        idesign trung-tam-dao-tao-thiet-ke-chuyen-nghiep

        Idesign là một thương hiệu của Iviettech với các khoá học ngắn hạn về thiết kế đồ hoạ, thiết kế nội thất và thiết kế web. Với những khoá học ngắn hạn hỗ trợ việc làm sau khi học, Idesign đang thu hút giới trẻ với các khoá học đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vậy học thiết kế đồ hoạ tại Idesign có gì vui?

        Nếu bạn chưa từng học hoặc chưa được tư vấn về chương trình học tại Idesign thì có lẽ bạn chưa biết, các học viên có 3 buổi học/tuần với chương trình học đi từ cơ bản đảm bảo cho các bạn chưa từng có kiến thức về đồ hoạ cũng có thể theo học. Để tránh dồn dập kiến thức thì các bạn sẽ được nâng cấp độ từ từ, cụ thể là bạn sẽ học 1, 2,3,4 tiết trong 4 buổi học. Mục đích của việc tăng dần dần thời lượng học/ buổi giúp các bạn thấy nhẹ nhàng và không bị ngợp.

        Học thiết kế đồ hoạ là học sử dụng công cụ?

        Không sai nhưng công cụ chỉ là cách để bạn thể hiện ý tưởng của mình ra mà thôi. Điều quan trọng là khả năng tư duy, cái nhìn thẩm mĩ, cách thể hiện ý tưởng thông qua các nét vẽ, pha màu, tô màu và sau đó là dùng công cụ để truyền tải thông điệp đến người xem.

        Với số lượng học viên chỉ từ 10-13 học viên/ lớp bạn sẽ được thầy hướng dẫn và chỉ sửa bài cụ thể ngay trên lớp. Với khả năng quan sát, giúp đỡ trực tiếp tại lớp cũng như trao đổi ngoài giờ, học viên sẽ được rèn luyện và học hỏi, hỗ trợ mọi lúc mọi nơi. Và nếu bạn nghĩ sự học bắt đầu bằng các giờ học thường thức mỹ thuật khô khan, nhàm chán thì bạn đã sai rồi.

        Các tiết học đều là những ví dụ và thực hành sinh động, bạn được vẽ, được hướng dẫn và trao đổi, thảo luận, trình bày ý tưởng ngay tại lớp. Với những tiết học và vận dụng vào thực tế bạn sẽ quên đi những mệt mỏi và nhàm chán suốt cả ngày.

        Đi làm rồi thì có đi học được không?

        Được chứ, chương trình học vào buổi tối nên bạn có thể sắp xếp thời gian để theo học. Tuy rằng vừa đi làm vừa đi học sẽ khiến bạn cảm thấy căng thẳng về mặt thời gian và thỉnh thoảng không thể đến lớp đúng giờ quy định nhưng chỉ cần bạn cố gắng và quyết tâm, Idesign, đội ngũ giảng viên và nhân viên sẽ hỗ trợ bạn tối đa.

        Nếu cuộc sống này nhàm chán và đơn điệu thì hãy tham gia ngay khoá học thiết kế tại Idesign bởi:

        • Bạn có thể thoả sức thể hiện ý tưởng của mình
        • Được thể hiện cá tính thông qua cách thể hiện màu sắc
        • Được vui cười thoả thích khi sản phẩm của mình không giống ai
        • Được thể hiện cái tôi mạnh mẽ khi đứng lên bảo vệ ý tưởng, sản phẩm của mình trước mọi người
        • Được cùng vui, cùng phát triển bên cạnh thầy dễ thương và bạn bè

        idesign trung-tam-dao-tao-thiet-ke-chuyen-nghiep

        idesign-trung-tam-dao-tao-thiet-ke-chuyen-nghiep

        ĐĂNG KÝ NGAY KHOÁ THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ TẠI IDESIGN

          8 quy tắc tạo nên một thiết kế Typography hiệu quả

          Ở bài chia sẻ trước chúng ta đã tìm hiểu về Typography là gì và hôm nay Idesign sẽ chia sẻ với các bạn 8 quy tắc tạo nên một thiết kế Typography hiệu quả.

          Quy tắc 1: Học những điều cơ bản

          Tất cả những gì cần phải làm chính là là thay đổi bề ngoài các kí tự một chút và bạn đã có được một phông chữ của riêng mình! Trên thực tế thì Typography lại tương đối phức tạp và là một môn nghệ thuật mang hơi hướng khoa học.

          Phân tích một bộ kiểu chữ liên quan bao hàm biệt ngữ đặc trưng, những khuôn khổ chính xác và những chuẩn mực chung cần được biết và tôn trọng. Cũng như nhiều hình thức thiết kế khác, bạn chỉ có thể phá vỡ một quy tắc khi bạn hiểu rõ được nó và thực hiện với mục đích xác đáng.

          Một trong những website hữu ích để học thiết kế typography là I love Typography, một blog chuyên về các kiểu chữ đẹp. Dưới đây là một hình ảnh từ ILT với một số thuật ngữ bạn nên làm quen:

          Quy tắc 2: Xem kĩ Kerning

          Đó là gì?

          Kerning là thuật ngữ chỉ sự điều chỉnh khoảng cách giữa hai kí tự trong một phông chữ. Lưu ý rằng đây là vấn đề về chia tách hơn là tracking – tức là điều chỉnh khoảng cách giữa tất cả các kí tự cùng một lúc. Bạn có thể cho rằng một phần mềm đắt tiền như Adobe Illustrator sẽ tự động giải quyết hết thảy rắc rối về Kerning cho bạn và như thế, đây không còn là một rắc rối phát sinh cho tác phẩm của bạn nữa.

          Theo định dạng sẵn có, nhiều bộ kiểu chữ, nhất là những bộ serif, sở hữu khoảng cách kí tự không đồng đều. Điều này thường không phải là vấn đề lớn trong một đoạn văn hay một câu vì khoảng cách không đồng đều sẽ mờ nhạt đi trong một khối gắn kết nho nhỏ . Tuy nhiên, khi bạn cần giải quyết chỉ một vài từ, như trong tiêu đề hoặc logo, kerning tùy tiện có thể phá hủy tính thẩm mỹ của cả tác phẩm.

          Các vấn đề về kerning có thể trở nên phức tạp khi liên quan đến các phông chữ website và CSS nhưng khá dễ xử lý nếu bạn tạo nên văn bản dưới dạng đồ họa (cho in ấn hoặc website) bằng Illustrator, Photoshop, v.v… Chỉ đơn giản bằng cách nháy chuột vào khoảng cách giữa hai kí tự và giữ im phím Alt kết hợp với việc điều chỉnh phím mũi tên qua lại tùy ý để điều chỉnh khoảng cách. Nên nhớ đừng quá tập trung vào các kí tự như là khoảng cách giữa các kí tự. Hãy cố tạo nên khoảng cách đều đặn xuyên suốt cả chữ hay cụm từ.

          Quy tắc 3: Tìm hiểu về sự truyền đạt qua font chữ

          Chọn lựa phông chữ không nên là một quá trình tùy tiện. Chỉ đơn giản lướt nhìn toàn bộ thư viện tài nguyên để tìm một phông chữ thì bạn hiếm khi có được một đáp án hiệu quả. Lý do là vì đặc tính tâm lý cố hữu cùng kết hợp với các mẫu phông chữ nhất định.

          Nếu bạn thuộc tuýp người tỉ mỉ, những lựa chọn phông chữ trở nên hết sức nghèo nàn. Lý do là do thiếu hụt sự liên kết chính yếu giữa tính chất thị giác của các lựa chọn phông chữ và những từ được viết bởi chúng. Bạn sẽ không bao giờ được thấy cái tên giải đấu võ thuật tổng hợp đỉnh cao thế giới được xướng lên trong một phông chữ viết tay hết sức xinh đẹp. Cũng giống như bạn sẽ không bao giờ dùng phông Cooper Black trên tấm thiệp báo hỷ của mình. Chúng ta đã quen nhìn thấy những loại phông chữ khác nhau được dùng trong từng mục đích xác định.

          Mỗi thông điệp truyền đạt từ phông chữ quy về cả ở mức độ nhận thức và tiềm thức. Hai trong số những phần chính của giao tiếp chính là giới tính và thời đại. Hãy xem xét những ví dụ bên dưới.

          Để tìm hiểu kĩ hơn các bộ kiểu chữ đặc trưng, hãy xem qua Adobe’s Type Classification Chart.

          8-quy-tac-co-typography-hieu-qua 1

          Quy tắc 4: Căn lề

          Căn lề là một khái niệm cực kỳ quan trọng trong Typography. Vì một vài lý do, những nhà thiết kế không chuyên thường có khuynh hướng căn giữa mọi thứ theo bản năng. Trong cuộc sống, chúng ta học được rằng nếu thứ gì ở ngay chính giữa thì nó sẽ cân bằng và sẽ trở nên tốt hơn. Trên thực tế, căn giữa là hình thức căn lề yếu ớt nhất, khó đọc nhất và cần nên dùng có chọn lọc.

          Hai đoạn văn đầu tiên phía trên được căn lề trái. Đây là cách đọc quen thuộc của chúng ta bởi lẽ nó là định dạng chung thường thấy trên sách, báo, v.v.. Những đoạn văn căn giữa thì khó đọc hơn vì thiếu đường biên rõ ràng. Vì không có điểm bắt đầu hay kết thúc nhất quán cho từng dòng nên mắt bạn cần thời gian để điều chỉnh từng dòng. Khác biệt chính là vấn đề nhỏ trong thực tiễn, nhưng to lớn về nguyên tắc.

          Điều này không có nghĩa là bạn chỉ nên dùng căn lề trái mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần chắc rằng phải tự hỏi là khả năng đọc được quan trọng như thế nào so với tính thẩm mỹ đặc trưng mà bạn đang cố đạt đến. Những yếu tố này luôn đi cùng nhau thì thật quá lý tưởng, nhưng thực tế là chúng luôn đối chọi với nhau khiến ta phải thỏa hiệp chọn 1 trong 2.

          Một điều cần quan tâm nữa là về pha trộn các hình thức căn lề. Cho dù bạn chọn loại căn lề nào, hãy cố giữ nhất quán xuyên suốt thiết kế của bạn. Tiêu đề thường là (nhưng không phải luôn luôn) thích hợp với căn giữa kết hợp cùng nội dung được căn lề trái, nhưng thử nghiệm pha trộn các loại căn lề có thể đem đến kết quả là một vẻ ngoài thật lộn xộn và rối rắm.

          Để biết thêm thông tin về căn lề phông chữ, tham khảo bài báo bên dưới.

          Chọn lựa kiểu căn lề cho Web

          tt-alignment

          Quy tắc 5: Chọn phông chữ thứ hai

          Sau khi đã chọn được bộ kiểu chữ chính yếu, bước tiếp theo là chọn một bộ phông khác để nhấn mạnh nó. Đó sẽ là một bộ phông đối chọi với bộ phông chính yếu.

          tt-logos

          Có hàng loạt vấn đề với ví dụ đầu tiên ở hình trên. Trước hết, các mẫu phông chữ được chọn quá nghèo nàn. Mẫu phông chữ bổ trợ thì hoa mỹ (và khó đọc) hơn mẫu phông chính! Điều này làm giảm giá trị của phông chữ chính và thế nên ta cần lưu ý để tránh điều này. Thêm nữa, cho dù vấn đề đầu tiên không là gì cả, thì hai phông chữ này đơn giản quá giống nhau về độ đậm khi dùng cùng nhau. Mặc dù chúng khác biệt nhiều về phong cách, thì sự giống nhau về độ nặng nhẹ trong nét viết khiến cho cả hai không có đủ độ tương phản về thị giác.

          Hình thứ hai sử dụng các phông chữ tương phản thích hợp hơn và dùng phông mảnh hơn, đơn giản hơn cho subtag. Các phông chữ của bạn không cần phải tương phản nhiều như thế (trong ví dụ này hiệu ứng được cố ý phóng đại), chỉ chắc chắn rằng chúng đủ khác nhau để không lầm lẫn về bề ngoài và cũng để nhấn mạnh vào phông chữ chính.

          Quy tắc 6: Các vấn đề về kích cỡ

          Trong thế giới in ấn, bạn chỉ có một hoặc hai giây vàng để bắt được sự chú ý của ai đó. Nếu bạn bỏ qua cơ hội này, bạn đã mất đi khách hàng tiềm năng của mình. Điều này trên thực tế có nghĩa là khi bạn tạo ra một tiêu đề, đừng chỉ đơn thuần gõ nó ra: hãy thiết kế nó. Xem xét hai mẫu ví dụ dưới đây:

          tt-win

          Tiêu đề đầu tiên yêu cầu bạn phải đọc từng chữ để nắm bắt được ý nghĩa thông điệp này. Mọi thứ có cùng kích cỡ, bề rộng và màu sắc khiến cho không có một chút nhấn mạnh nào vào thông điệp cả. Về mặt thị giác, từ “could” đều có vẻ quan trọng tương đương từ “win”.

          Ngược lại, mặc dù sử dụng cùng đúng một thông điệp , tiêu đề thứ hai lại mạnh mẽ hơn. Tôi đã gia giảm những từ không quá quan trọng và có vẻ lấn át những từ chính. Vấn đề của tiêu đề đầu tiên là người xem cần phải sẵn lòng bỏ thời gian để đọc nó. Mánh khóe ở đây là khiến cho người xem đọc những phần quan trọng ngay khi họ nhìn vào tiêu đề, khi mà hầu hết họ chỉ là tình cờ nhìn qua mà thôi.

          Nhìn vào ví dụ thứ hai, điều đầu tiên bạn chú ý là từ “WIN” và theo sau đó là “THE BAHAMAS”. Ở điểm này, nếu bạn là độc giả được nhắm đến, thì chúng tôi đã khơi gợi được hứng thú của bạn và bạn chắc hẳn sẽ bỏ thời gian để nhìn xem thông điệp của mẩu tin này là gì.

          Quy tắc 7: Sử dụng Typography như một môn nghệ thuật

          tt-face

          Hãy dừng việc nghĩ về Typography chỉ đơn thuần là những tiêu đề và mẩu tin , mà hãy bắt đầu nghĩ về nó như là một yếu tố thiết kế. Các bộ kiểu chữ được thiết kế tỉ mỉ và sở hữu tính thẩm mỹ có thể chính là một tài sản có giá cho tài nguyên thiết kế của bạn. Điều này dĩ nhiên vượt lên việc chỉ xây dựng vẻ bề ngoài bằng các kí tự. Nếu bạn muốn tạo ra một thiết kế Typography trọng yếu, hãy nghĩ về cách bạn anh dũng như thế nào khi kết hợp chặt chẽ mẫu chữ hấp dẫn với nhau.

          Hãy mở rộng hình dáng phông chữ để phù hợp với yêu cầu của bạn. Để tăng thêm hiệu ứng thị giác cho các mẫu chữ, hãy cố thử thêm vào xoắn ốc, vân, hoa văn, hay bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ đến.

          tt-fancy

          Quy tắc 8: Tìm nguồn cảm hứng tốt

          Cách tốt nhất để tạo nên Typography hiệu quả và hấp dẫn là tìm kiếm và học hỏi từ những mẫu có sẵn. Bên dưới là một số bài báo tuyệt vời để tìm kiếm nguồn cảm hứng, nhưng đừng chỉ dừng lại ở đây.

          Những mẫu thiết kế Typography hoa văn tuyệt đẹp

          tt-insp-1

          40 mẫu Typography đẹp trong thiết kế quảng cáo

          tt-insp-2

          Những mẫu Typography tuyệt đẹp trong thiết kế quảng cáo

          tt-insp-3

          50 mẫu Typography tiêu biểu

          tt-insp-4

          Phá vỡ những quy tắc

          Hãy nhớ rằng những quy tắc này chỉ đơn giản là hướng dẫn cho bạn cách tạo nên mẫu Typography đẹp. Trong suốt con đường thiết kế, bạn sẽ nhận ra một số tác phẩm tốt nhất của bạn hiển nhiên lại phá vỡ một hay một vài quy tắc nêu ra trong bài này. Như tôi đã nói trước đó, khoảnh khắc bạn thấu hiểu một quy tắc trong thiết kế chính là lúc bạn có quyền phá vỡ nó. Chỉ cần chắn rằng sự liều lĩnh này không phải là tùy tiện mà được thực hiện có mục đích và hướng đến mục tiêu nhất định.

          Nguồn: designshack.net

          Typography là gì – Idesign

          typography la gi

          “Typography là gì?” hẳn là câu hỏi được nhiều bạn thắc mắc và đặc biệt là những bạn bắt đầu tìm hiểu về thuyết kề đồ hoạ. Vậy typography là gì?

          Typography là từ ghép bởi “Typo” “và graphic” để mô tả nghệ thuật sắp đặt và kỹ thuật ghép chữ trong in ấn. Khái niệm về Typography đã có từ rất lâu với cách trình bày bản in của người châu Âu hay cách viết thư pháp của người Trung Hoa.

          Về cơ bản Typography là sự kết hợp khéo léo nghệ thuật giữa typefacespoint sizeline lengthleading (line spacing), letter-spacing (tracking). Nhằm đem lại cho người xem cảm giác dễ đọc nhất, nổi bật nội dung, và truyền tải được ý đồ của người thiết kế tới .

          typography la gi

          typography la gi 1

          Typeface và Font

          Mọi người thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này, và vô tình thường dùng từ không đúng cho chúng.

          Typeface

          Là một hệ thống bao gồm các kiểu chữ, và mỗi một kiểu chữ khác nhau là một typeface riêng biệt. Ví dụ như Arial là một kiểu chữ, Gill Sans là một kiểu chữ, Adobe Caslon Pro là một kiểu chữ v.v…

          Bạn phải phân biệt được sự khác nhau cơ bản của các kiểu chữ, đó là điều tối thiểu và cốt lõi để tạo nên một tác phẩm typography đẹp. Đôi khi có 2 hay nhiều kiểu chữ, bạn chỉ nhìn lướt qua và thấy dường như thấy chúng không hề khác nhau.

          Nhưng đảm bảo với bạn rằng không có 2 typeface được lưu hành chính thức mà giống nhau. Khi gặp trường hợp như vậy, việc đầu tiên bạn làm đó là hãy viết 2 chữ cái giống nhau của 2 kiểu chữ cái đó với size lớn lên xem để so sánh, và bạn sẽ có câu trả lời.

          Không có một loại chữ nào là không thể sử dụng, tất cả chúng đều có cách dùng và giá trị khác nhau.

          Mỗi người sẽ có một vài kiểu chữ yêu thích riêng của mình và bạn có thể sử dụng chúng một cách thành thạo. Mình không khuyên các bạn sử dụng nhiều kiểu chữ trong tác phẩm của mình, nếu dùng nhiều kiểu chữ để tạo nên một tác phẩm đẹp thì thật là tuyệt, nhưng nếu không được thì tác phẩm của bạn sẽ trở thành một kho chữ lộn xộn.

          Font.

          Font – một tự quá quen thuộc với các bạn phải không? Vậy font là gì? Mình tin chắc có một số bạn trả lời như định nghĩa về typeface. Nhưng mình xin nói rằng font không phải như thế.

          Font là một miêu tả cho typeface, như vậy nghĩa là sao? Chúng ta có thể lấy ví dụ cho dễ hiểu đó là Arial cỡ chữ 9pt là một font, Arial cỡ 12pt là một font, Arial in nghiêng (Arial Italic) là một font, v.v. Mỗi sự thay đổi dù là nhỏ của typeface là một font khác nhau.

          Có rất nhiều kiểu chữ, nhưng chúng chỉ được chia ra thành 5 nhóm chính đó là : Serif, San Serif, Monoface, Script, Fantasy Decoration.

          Serif là loại chữ có chân (Cambria, Adobe Caslon Pro…), ví dụ như các kiểu chữ dưới đây

          San Serif là loại chữ không chân. (arial, walkway…)

          Monospace: là loại chữ mà độ rộng của các con chữ là bằng nhau, nhìn chúng ta thường có cảm giác tròn và đều (monospace, lucida… )

          Script: là dạng chữ như chữ được viết tay (Script, Palace Script … )

          Fantasy Decoration: là loại chữ có hình thù đặc biệt, thường là các hình dạng như đồ vật, con người, hoa văn, nhân vật hoạt hình ,v.v.. (windesign… )

          Danh sách các trường dạy thiết kế đồ hoạ tại Đà Nẵng

          thiet-ke-do-hoa-tai-da-nang

          Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông, công nghệ thông tin và quảng cáo, thiết kế đồ hoạ đang trở thành ngành hot và được đông đảo bạn trẻ theo học. Hôm nay Idesign – trung tâm đào tạo thiết kế chuyên nghiệp sẽ list ra danh sách các trường dạy thiết kế đồ hoạ tại Đà Nẵng để các bạn theo dõi.

          Idesign – Trung tâm đào tạo thiết kế chuyên nghiệp

          Idesign – Trung tâm đào tạo thiết kế chuyên nghiệp là một trung tâm đào tạo của Iviettech với 3 mảng thiết kế: thiết kế web, thiết kế đồ hoạ, thiết kế nội thất. Tuy là một đơn vị đào tạo thiết kế đồ hoạ mới nổi tại Đà Nẵng nhưng Idesign đã có những tiếng vang nhất định với các chương trình phát triển năng lực thiết kế đồ hoạ miễn phí dành cho các bạn yêu thích và có định hướng theo đuổi ngành thiết kế đồ hoạ tại Đà Nẵng. Trung tâm cũng thu hút đông đảo  học sinh, sinh viên và người đi làm theo học bởi cam kết hỗ trợ việc làm tại các doanh nghiệp sau khi học viên hoàn thành chương trình học. Chương trình học tại Idesign biên soạn dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm thực tế mà các chuyên gia thiết kế đồ hoạ trực tiếp giảng dạy đã trải qua.

          Trung tâm đào tạo Zone Media Education

          Zone Media là công ty công nghệ hàng đầu Đà Nẵng và có tiếng trong việc sản xuất phần mềm, thiết web và các giải pháp công nghệ đỉnh cao phục vụ cho một lượng lớn khách hàng trên toàn quốc.
          Zone Media đã gắn bó và đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nhiều năm qua, cung cấp các sản phẩm website độc đáo, sáng tạo dành riêng cho từng nhu cầu của doanh nghiệp.

          Trung tâm đào tạo H.O.C Đà Nẵng

          Khóa học đồ họa ứng dụng tại trung tâm đào tạo H.O.C Đà Nẵng được biên soạn dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm thực tế mà các giảng viên trực tiếp giảng dạy đã trải qua, chính vì vậy sẽ giúp cho người học tiếp thu nhanh hơn về mặt học thuật cũng như kĩ năng thiết kế đồ họa của mình.

          Cao đẳng thực hành FPT

          Chương trình thiết kế đồ họa – mỹ thuật đa phương tiện (Graphic Design) lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy của FPT Polytechnic với phiên bản Design 2015. Người học được trang bị kỹ năng thực hành, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế và kiến thức về đồ họa công nghiệp. Sinh viên ra trường có khả năng làm việc tại các công ty về thiết kế, quảng cáo sản phẩm, thiết kế xuất bản sách báo hoặc phụ trách việc thiết kế và quảng cáo tại các doanh nghiệp lớn.

          Trung tâm kiến trúc đồ họa Arch One

          Trung tâm Arch One được thành lập theo Quyết định số 1367/QĐ-GD&ĐT ngày 7/5/2008. Trung tâm đào tạo Họa viên kiến trúc duy nhất tại miền Trung & Tây Nguyên được Sở Giáo dục  và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cấp phép. Chuyên đào tạo các lớp ngắn hạn về kiến trúc và đồ họa.

          Khóa học thiết kế đồ họa tại Cao Đẳng Hoa Sen

          Tham gia khóa học thiết kế đồ họa tại Cao đẳng Hoa Sen bạn sẽ được trang bị những kỹ năng chuyên sâu và mang đến cho bạn khả năng lĩnh hội nghệ thuật, đam mê sáng tạo để trở thành những nhà thiết kế chuyên nghiệp.

          Chúc các bạn tìm được trường dạy thiết kế đồ hoạ tại Đà Nẵng phù hợp với mình nhé.

          Tuyển nhân viên thiết kế đồ hoạ tại Đà Nẵng

          Vị trí: Nhân Viên Thiết Kế Đồ Họa
          Công ty: DHM – ĐÀ NẴNG

          Mô tả công việc:

          – 05 Senior Graphic Designers (Lương 8 – 10 triệu) 
          – 05 Junior Graphic Designers (Lương 5 – 7 triệu)


          Lĩnh vực nghề nghiệp:


          – Thiết kế mẫu sản phẩm mới, thiết kế theo mẫu yêu cầu
          – Sản phẩm chính là áo thun bán cho thị trường US, EU,…


          Yêu cầu:


          – Độ tuổi: Không giới hạn
          – Bằng cấp: Không cần bằng cấp
          – Có laptop cá nhân chạy tốt PTS


          Kỹ năng:


          – Sáng tạo. Thành thạo tool TK: PTS/AI hoặc COREL
          – Ưu tiên bạn có kinh nghiệm trong một vài dự án liên quan
          – Biết vẽ tay, vẽ digital là một lợi thế
          – Ưu tiên bạn có khả năng đọc hiểu tiếng Anh cơ bản

          Thông tin chi tiết xem tại đây

          Tuyển chuyên viên Thiết kế mỹ thuật tại Đà Nẵng

          thiet-ke-tai-da-nang

          Công ty: PGT GROUP

          Mô tả công việc

          – Thiết kế catalogue, tờ rơi, sticker, banner, standee, hanger.
          – Thiết kế các vật phẩm marketing.
          – Khảo sát, lên ý tưởng, phương án thiết kế trang trí nội thất nhà, công trình.
          – Triển khai thiết kế (lên mặt bằng, bố trí, triển khai phối cảnh).
          – Chịu trách nhiệm thể hiện xuyên suốt hồ sơ kiến trúc của công trình nội thất.
          – Thực hiện hồ sơ thiết kế đảm bảo các tiêu chí thẩm mỹ, tiện dụng, tiết kiệm, khả thi.
          – Hỗ trợ phòng kinh doanh đạt được những dự án bằng cách: đưa ra những hình ảnh, phương án sáng tạo dựa theo yêu cầu của khách hàng và phù hợp với sản phẩm của công ty, hoàn thành thiết kế theo đúng thời hạn.
          – Cập nhật các xu hướng, ứng dụng, vật liệu mới, các thông tin chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng thiết kế.
          – Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Giám Đốc


          Quyền lợi được hưởng


          – Lương, thưởng hấp dẫn theo chế độ của công ty
          – Tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật
          – Thưởng các ngày lễ lớn trong năm và ngày lễ của công ty
          – Đi du lịch hàng năm
          – Cơ hội thăng tiến: chúng tôi đánh giá dựa vào tài năng, năng lực thực sự hơn là tuổi tác và kinh nghiệm.
          – Môi trường làm việc chuyên nghiệp, cởi mở, thân thiện, tạo điều kiện tốt nhất để mỗi cá nhân khẳng định và phát huy năng lực của mình.
          – Có kế hoạch đào tạo và huấn luyện bản thân phù hợp với nguyện vọng, kinh nghiệm, kỹ năng từng thành viên cũng như định hướng phát triển chung của Công ty.
          – Có chính sách đãi ngộ xứng đáng với những đóng góp của các thành viên; đề cao sự công bằng, minh bạch và luôn khuyến khích sáng tạo, đổi mới. 


          https://mywork.com.vn/…/…/chuyen-vien-thiet-ke-my-thuat.html

          Idesign triển khai khoá học trải nghiệm khám phá tài năng thiết kế của bạn

          xu-ly-anh-tai-idesign2

          Sau sự kiện thành lập và Workshop” Nhà thiết kế – Bạn là ai?” thành công và được đông đảo các bạn trẻ quan tâm và chú ý. Idesign đã triển khai tiếp khoá hoc Xử lý ảnh miễn phí dành cho tất cả các bạn yêu thích và mong muốn trải nghiệm khám phá tài năng thiết kế của chính bản thân mình.

          Với 150 bạn đăng ký và 120 bạn tham gia khoá học được chia thành 4 lớp:

          Lớp 1: 2-4-6, khai giảng 02/7

          Lớp 2: 3-5-7, khai giảng 03/7

          Lớp 3: 2-4-6, khai giảng 09/7

          Lớp 4: 2-4-6, khai giảng 10/7

          Idesign đã giúp cho các bạn tiếp xúc với những câu lệnh cơ bản và thủ thuật để xử lý hình ảnh – bước đệm cho việc tìm hiều và phát triển năng lực thiết kế của chính mình.

          Cũng chính trong buổi học đầu tiên này, anh Vy Văn Việt – Giám đốc iDesign khai giảng, giới thiệu về iDesign và chương trình học tại trung tâm cho các bạn có mong muốn phát triển năng lực thiết kế và cơ hội hỗ trợ việc làm sau khoá học.

          Theo sát các bạn trong 3 buổi học của khoá Xử lý ảnh miễn phí là thầy Trần Đức Hùng – Giám đốc Creative Multimedia.

          Trong buổi học đầu tiên này, các bạn được hướng dẫn cài đặt các phần mềm Photoshop vào máy tính và những bước, thủ thuật cơ bản để xử lý hình ảnh, sắp xếp bố cục các chi tiết trong một bức hình.

          Cùng nhìn lại một số hình ảnh của Khoá học Xử lý ảnh tại Idesign:

           

          xu-ly-anh-tai-idesign2
          Anh Việt – Giám đốc  Idesign khai giảng khoá học và chia sẻ về chương trình đào tạo tại IDesign
          Thầy Hùng – Giám đốc Creative Multimedia và là giáo viên của khoá học Xử lý ảnh.

          xu-ly-anh-tai-idesign4

           

          Học thiết kế tại Idesign – trung tâm đào tạo thiết kế chuyên nghiệp để được học cùng chuyên gia và hỗ trợ việc làm sau khoá học.

          Hotline: 02363 888 279

           

          Trong lĩnh vực sáng tạo bằng Đại học có quan trọng?

          bang-dai-hoc-co-quan-trong

          Tư tưởng bằng Đại học là tấm vé đổi đời chắc không còn xa lạ gì với đa phần người Việt Nam mặc dù mỗi ngày chúng ta đều tiếp xúc và bắt gặp hình ảnh những người không có bằng Đại học đang rất thành công và nổi tiếng ngoài đời. Tư tưởng này đã ăn sâu và ảnh hưởng sâu sắc đến các bậc phụ huynh và các bạn học sinh. Tuy nhiên tấm bằng Đại học lại không hề đảm bảo cho bạn visa thông hành vào các trường đại học nước ngoài hay các công ty danh tiếng.

          bang-dai-hoc-co-quan-trong

          Tấm bằng đại học không thể nói lên hết năng lực và không cam kết, minh chứng rằng bạn có thể làm tốt hơn người khác. Một công ty, đơn vị tuyển dụng nhận bạn vào công ty của họ không phải vì bạn giỏi nhất mà bởi vì bạn phù hơp với công ty đó về những tiêu chí: tính cách, vốn hiểu biết, phong cách sống, sự linh hoạt và nhiều yếu tố khác nữa.

          Cho nên khi nói rằng bằng Đại học quan trong và cần thiết trong lĩnh vực sáng tạo thì điều này thực sự chưa trọn nghĩa. Cái mà “người ta” cần là kinh nghiệm, vốn sống và khả năng giải quyết công việc của bạn. Thay vì dành nhiều thời gian trên ghế nhà trường để dành được tấm bằng giỏi mà không có vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế thì việc tham gia những dự án thực, theo chân các chương trình học ngắn hạn, cùng làm việc tại doanh nghiệp lại là một điểm sáng vượt trội giúp bạn ghi điểm và gây ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.

          Bạn có thể tìm thấy rất nhiều người đang theo đuổi lĩnh vực thiết kế sáng tạo và nắm giữ các vị trí quan trọng trong khi họ chưa hề được đào tạo qua các trường lớp bài bản. Kinh nghiệm, thái độ, sự sáng tạo và khả năng thích ứng cao trong công việc là những yếu tố quan trọng hơn cả.

          Vậy thì một tấm bằng đại học có thực sự quan trọng như những gì bạn vẫn nghĩ?

          Idesing – trung tâm đào tạo thiết kế chuyên nghiệp

          Bạn có thể tìm kiếm các khoá học tại Idesign (thiết kế web, thiết kế nội thất, thiết kế đồ hoạ) để được hỗ trợ việc làm ngay sau khoá học.