Khai giảng: Thiết kế Website UI/UX WD01

KHÓA HỌC: THIẾT KẾ WEBSITE UI/UX ( WD01)

Ngày 25/03/2019 – iDesign đã tổ chức khai giảng lớp thiết kế Website WD01
Lớp sẽ học chính thức vào: 01/04/2019 – Hiện vẫn còn 03 chỗ trống


👉Đây Một khóa học cực kỳ hấp dẫn dành cho các bạn quan tâm đến thiết kế website và UI/UX

👉 Nếu bạn muốn trở thành:

🔹Chuyên viên thiết website tại các công ty phần mềm
🔹Chuyên viên tư vấn và thiết kế Website
🔹Chuyên viên vận hành Website doanh nghiệp
🔹Chuyên viên truyền thông số

👉👉👉Hãy tham gia ngay khóa học thiết kế website các bạn nhé
>>> Đăng ký ngay: https://idesign.edu.vn/dang-ky-hoc
>>> Chi tiết về khóa học: https://bit.ly/2CESRze

👉👉Đặt biệt, iDesign sẽ cam kết giới thiệu việc làm cho học viên sau khi kết thúc khóa học

Hãy đăng ký ngay khóa học để trở thành một nhà thiết kế Website chuyên nghiệp các bạn nhé

    Đăng ký ngay hôm nay để được giảm 10% học phí toàn khóa học

    Khai giảng: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA GD04

    Ngày 07/03 vừa qua, lớp Thiết kế đồ họa GD04 đã chính thức được khai giảng

    Buổi khai giảng có sự tham gia của:

    Thầy Vy Văn Việt – CEO Iviettech đồng thời cũng là giám đốc của IDesign

    Cô Nguyễn Thị Ngọc Lan – phó giám đốc công ty

    Thầy Trần Đức Hùng- giảng viên lớp thiết kế đồ hoạ cùng toàn thể các bạn học viên khoá 04

    Đứng trước nhu cầu nhân sự ngành thiết kế đồ hoạ khan hiếm mà nhân lực lại không đủ điều kiện đáp ứng nhà tuyển dụng, đây là cơ hội lớn để các bạn trẻ có thể nắm bắt và mở rộng tương lai với nghề thiết kế.

    Khoá học đáp ứng những yêu cầu đầu vào từ phía các nhà tuyển dụng:

    • Chuyên môn
    • Trình độ tiếng Anh
    • Kỹ năng mềm
    • Thái độ làm việc

    Với những bài học đi từ cơ bản đến nâng cao đan xen cùng các bài thực hành, làm nhóm, làm dự án và báo cáo đồ án cuối khoá cùng với các buổi đào tạo kĩ năng viết CV, phỏng vấn,… nên đây là chương trình được đánh giá sát với thực tế và giải quyết được bài toán nhân lực ngành thiết kế đồ hoạ.

    Chỉ tính riêng ngành thiết kế đồ hoạ tại Đà Nẵng vào những tháng đầu năm 2018 đã có gần 500 lượt tuyển dụng ngành thiết kế đồ hoạ, chiếm gần 75% tổng số vị trí tuyển dụng.

    Idesign mong muốn rằng chương trình thiết kế đồ họa sẽ giúp các bạn mạnh dạn đến và theo đuổi giấc mơ của mình.

    KHÓA HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HỌA GD04 – SẼ HỌC CHÍNH THỨC VÀO 09/03/2019

    Đăng ký ngay để được nhận những ưu đãi tuyệt vời tại iDesign các bạn nhé

       

      Các định dạng ảnh GIF, PNG, JPG và SVG. Khi nào nên dùng

      Dùng định dạng ảnh nào là vấn đề rất quan trọng khi Export một sản phẩm thiết kê.

      Bài hướng dẫn ngắn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại file ảnh và hướng sử dụng tốt nhất cho từng trường hợp.

      GIF: The Graphic Interchange Format

      Bảng 256 màu.

      Chắc hẳn ở đây ai cũng đã từng nghe đến và xem qua hệ ảnh “ngố” nhất mạng internet – định dạng GIF (Graphics Interchange Format).

      Định dạng GIF là một kiểu bitmap, nhưng không như JPEG hay PNG, file GIFbị giới hạn trong chỉ 256 màu sắc. Về cơ bản, mỗi hình ảnh GIF chứa một “hộp bút chì màu” đã định sẵn và hoàn toàn không có cách nào để trộn lẫn những màu này để cho ra màu mới cả.

      Tuy con số 256 nghe không hề ít chút nào, nhưng những bước ảnh phức tạp thường lên đến hàng nghìn tông màu là chuyện rất đổi bình thường. Nên qua quá trình chuyển đổi hình ảnh sang dạng GIF, rất nhiều màu gốc sẽ bị mất đi, vì lý do này, chúng ta không nên dùng GIF cho ảnh màu.

      GIF hiển nhiên là sự lựa chọn không phù hợp với hình ảnh có hệ màu rộng, nhưng con số 256 màu này sẽ rất hữu dụng khi bạn muốn kích thước file thật bé, lý tưởng cho người dùng internet cho tốc độ chậm chạp. Trong nhiều năm, GIF là lựa chọn duy nhất cho hình ảnh bán trong suốt trên web cho đến khi PNG và SVG xuất hiện.

      Xếp loại: Lossless (Không giảm chất lượng sau mỗi lần export)

      Sử dụng trong:

      • Hoạt ảnh đơn giản
      • Icon nhỏ
      • Hình ảnh ít chênh màu giữa từng pixel (hình ảnh màu đơn như logo hoặc lá cờ chẳng hạn)

      JPEG

      Tùy theo sở thích, bạn có thể để format này ở dạng ‘JPEG’ hoặc ‘JPG’ – cả hai đều là dạng viết tắt chấp nhận được của cùng một định dạng – Joint Photographic Experts Group.

      Khác với GIF, JPEG là dạng ảnh 16-bit. Nói cách khách, định dạng này có thể kết hợp ánh sáng đỏ, lam và lục để hiển thị hàng triệu màu. Như vậy, định dạng rất “thân thiện với ảnh chụp”. Đây là một phần lý do khiến JPEG trở thành chuẩn mặc định của hầu hết ống kính trên thị trường.

      Định dạng JPEG còn cho phép bạn lựa chọn linh hoạt độ nén của ảnh – từ 0% (nén nặng nhất) đến 100% (không nén). Nhìn chung, độ nén ở khoảng 60%-75% sẽ giảm thiểu dung lượng khá khá, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng trên đa số màn hình.

      Tuy JPEG phù hợp cho việc nén và render ảnh chụp, đây lại là dạng nén khá lỏng lẻo, không tiện cho việc chỉnh sửa chuyên sâu. Sau mỗi lần export ảnh JPEG, chất lượng sẽ bị giảm đi một tý. Vì lý do này, nhiều nhiếp ảnh gia thường chụp ở chuẩn RAW looseless.

      Hơn nữa, không như GIF và PNG, JPEC không thể chứa dữ liệu transparency.

      Xếp loại: Lossy (Giảm chất lượng sau mỗi lần export)

      Sử dụng trong:

      • Ảnh tĩnh
      • Ảnh chụp
      • Hình ảnh mới màu sắc phức tạp và sôi nổi

      PNG

      Định dạng ảnh mới hơn GIF và JPEG, ảnh PNG (Portable Network Graphics) nhờ vào hai biến thể đặc biệt, nên giống như là con lai của GIF và JPEG vậy.

      PNG-8

      PNG-8 tương tự như GIF theo một số tiêu chuẩn, và dùng cùng một hệ 256 màu sắc (tối đa). Định dạng này có tùy chọn transparency tốt hơn và thường export ra file có kích thước bé hơn. Tuy nhiên, PNG-8 không mang chức năng hoạt ảnh (animation).

      PNG-24

      PNG-24 cho phép bạn render hình ảnh với hàng triệu màu – giống với JPEG – và đồng thời còn có khả năng lưu trữ dữ liệu transparent.

      Vì là định dạng file lossless, nên các file PNG-24 thường có kích thước lớn hơn. Nếu chất lượng hình ảnh là tiêu chí quan trọng hàng đầu, PNG-24 sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Đặc biệt, một số dịch vụ như TinyPNG.com thường có thể giúp bạn phần nào khắc phục khuyết điểm kích thước này.

      So với người anh em JPEG, file PNG-24 không tương thích rộng rãi với mọi ứng dụng và platform, phần nào giảm bớt khả năng chia sẻ trên web. Tuy nhiên, ảnh có thể được edit mà không bị giảm chất lượng.

      Xếp loại: Lossless

      Sử dụng trong:

      • Web graphic cần transparency
      • Hình ảnh với màu sắc rộng và phức tạp
      • Hình ảnh cần được export và edit nhiều lần

      SVG

      Không như ba định dạng bên trên, SVG (Scalable Vector Graphics) không phải là dạng ảnh thuần bitmap. Mà thay vào đó là dạng vector – người anh em gần với định dạng Adobe Illustrator và EPS – dạng dữ liệu ảnh ngày càng hấp dẫn cho thiết kế web và UI.

      SVG phù hợp nhất cho việc hiển thị logo, icon, map, flag, chart và các dạng graphic khác trong các ứng dụng gốc vector như Illustrator, Sketch, và Inkscape. Khi được viết theo markup gốc XML, file SVG của bạn sẽ có thể được edit trong mọi text editor và được modify bằng JavaScript hoặc CSS. Vì có thể giữ lại chất lượng ở mọi kích thướng ảnh, vector rất lý tưởng cho thiết kế responsive.

      Tuy SVG về bản chất là dạng vector, nhưng bạn vẫn có thể (thậm chí còn rất thường thấy) embed thành phần hình ảnh bitmap ngay trong fiel SVG – giống y như cách bạn embed JPEGs vào HTML.

      Bạn có thể làm được điều này bằng cách liên kết URL nguồn ảnh (giống cách bạn link JPG lên webpage) hoặc bằng cách chuyển đổi hình ảnh pixel sang dạng Data URI. Như bạn thấy, SVG nhờ điểm này mà có được sức mạnh và sự linh hoạt không sao bì được.

      Dù SVG giúp hình ảnh của bạn trông đẹp tuyệt trên web, nó vẫn chưa thể trở thành format cho ‘mọi người mọi nhà’ dùng cho hoạt động chia sẻ của mình.

      Khi bắt gặp định dạng SVG, các dịch vụ trực tuyến như WordPress, Flickr, Medium, Tumblr, and Facebook hoặc sẽ buộc bạn chuyển đổi sang format mà họ thích, hoặc – thường thấy hơn – không cho bạn upload file SVG luôn. Một số page host file SVG nổi tiếng có svgur.com, imgh.us và thậm chí là cả Github.

      Xếp loại: Vector/Lossless

      Sử dụng trong:

      • Logos và graphics dùng cho web design
      • Thiết bị hiển thị chuẩn retina

      So sánh và đối chiếu

      Sau khi đã biết được sự khác biệt giữa những định dạng file phổ biến, chúng ta sẽ tiếp tục so sánh chúng sâu hơn. Dưới đây bạn sẽ thấy được cách các định dạng GIF, JPEG, PNG và SVG xử lý hình ảnh, với các màu sắc cả đơn giản lẫn phức tạp, kể cả hình chụp.

      Anh màu “trơn”

      Kiểu ảnh đầu tiên mà chúng ta sẽ xét đến là hình ảnh màu đơn tông. Kiểu ảnh này có thể gồm đa số logo, branding, icon, bản đồ đơn giản, và diagram. Ảnh gốc là ảnh PNG 23.4 KB với độ phân giải 1280 x 1280.

      Dưới đây bạn sẽ có thể thấy được điểm khác biệt về kích thước nén cũng như chất lượng ảnh. Chú ý rằng hình ảnh được lưu trữ với tùy chọn “Save for Web and Devices” trong Photoshop với setting chất lượng cao nhất.

      GIF: 17.6 KB

      JPEG 100% (no compression): 53.3 KB

      JPEG 75%: 33 KB

      PNG-8: 11.8 KB

      PNG-24: 19.6 KB

      SVG: 6 KB (hình vector hoàn toàn)

      Ở trong trường hợp cụ thể này, chất lượng không bị mất đi quá nhiều khi so sánh sáu format này với nhau – tuy vẫn có ‘nhiễu’ nhẹ ở phần viền trong ảnh JPEG đã nén.

      Không phải ảnh “trơn” nào cũng sẽ may mắn cho ra kết quả tốt như thế này. Với ảnh này, giả sử ta có file vector gốc, SVG sẽ là lựa chọn hiển nhiên với kích thước 6kb. Nếu không có vector, PNG-8 là bước lùi “tàm tạm” với hình ảnh gốc giảm từ 23.4 KB xuống còn 11.8 KB.

      Ảnh màu phức tạp

      Ảnh gốc có định dạng JPEG, 328 KB với độ phân giải 1280 x 960. Dưới đây bạn sẽ thấy được sự khác biệt trong kích thước nén, cũng như chất lượng hình ảnh. Chú ý rằng hình ảnh được lưu với tùy chọn “Save for Web and Devices” trong Photoshop với setting chất lượng cao nhất.

      Vì chúng ta không sỡ hữu bất kỳ phiên bản vector nào của ảnh này, nên phiên bản SVG sẽ chỉ đơn giản là JPEG embed trong file SVG. Vì có làm cũng như không, nên tôi sẽ bỏ luôn ví dụ SVG.

      GIF: 426kb

      JPEG 100% (no compression): 776 KB

      JPEG 75%: 215 KB

      PNG-8: 327 KB

      PNG-24: 1.7 MB

      Các hình ảnh có màu sắc phức tạp thường sẽ đẹp hơn khi ở định dạng JPEG, PNG-24 hoặc SVG. Màu sắc gần như được giữ lại toàn bộ và không có hiện tượng nhiễu hay phân dải đáng ghét như với chuẩn GIF và PNG-8.

      Ảnh chụp màu

      Ảnh gốc ở dạng JPEG, 215KB với độ phân giải 1280 x 701. Dưới đây bạn sẽ thấy được sự khác biệt trong kích thước nén, cũng như chất lượng hình ảnh. Chú ý rằng hình ảnh được lưu với tùy chọn “Save for Web and Devices” trong Photoshop với setting chất lượng cao nhất.

      Một lần nữa, với ví dụ này, file SVG vẫn sẽ không có nhiều giá trị so sánh.

      GIF: 453 KB

      JPEG 100% (Không nén): 410 KB

      JPEG 75% : 410 KB

      PNG-8: 395 KB

      PNG-24: 1.03 MB

      Trong trường hợp hình ảnh phức tạp, ảnh của bạn tốt nhất nên được lưu trữ ở dạng JPEG, PNG-24 hoặc SVG. Trong ảnh trên, màu sắc được lưu giữ tốt trong tất cả format, chỉ bị phân dải và nhiễu đáng kể ở phần tóc, da, background và phần trên của ảnh ở định dạng GIF và PNG-8.

      Techtalk via Sitepoint

      Học sinh cấp ba thiết kế lại sách giáo khoa Lịch sử

      sách giáo khoa cấp 3

      Học sinh cấp ba thiết kế lại sách giáo khoa Lịch sử

      idesign sách lịch sử 12

      Danh Phuong hiện đang là một học sinh cấp ba tại thành phố Hồ Chí Minh, mong muốn sử dụng thiết kế để gạt bỏ nỗi buồn chán mỗi khi học Lịch Sử.

      Với mong muốn giải quyết nỗi chán chường khi học Sử của các học sinh Việt Nam, Phương đã nghĩ ra dự án thiết kế lại cuốn sách Lịch Sử trong chương trình giáo dục bằng cách dàn sách lại một cách đẹp mắt hơn sử dụng Indesign và Photoshop.

      Theo thống kê, có khoảng 80% trong 28,000 học sinh đạt điểm dưới trung bình môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp. Điều này cho thấy nhiều bất cập của chương trình giáo dục Sử học ở Việt Nam và đồng thời tạo nên ý tưởng tuyệt vời cho Danh Phuong để tái thiết kế bộ sách Lịch sử này.

      Là một học sinh trung học, Danh Phuong cũng thích học những cuốn sách giáo khoa mới mẻ và tinh tươm, có thể dấy lên niềm hứng thú ở học sinh nhiều hơn những cuốn sách toàn chữ là chữ.

      “New History” bao gồm những phương án thị giác cần thiết cho một cuốn sách giáo khoa Lịch Sử.

      Dự án nhằm tạo ra giao diện thân thiện với học sinh, thể hiện góc nhìn sinh động, chân thực và rõ ràng về những sự kiện lịch sử như chiến tranh, nạn đói, và những xung đột chính trị qua thiết kế.

      Khai giảng khóa học Thiết kế đồ họa GD02

      thiết kế đồ họa chuyên nghiệp

      Tối 18/09/2018 Idesign đã khai giảng thành công khoá học thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp

      Buổi khai giảng có sự tham gia của

      Thầy Vy Văn Việt – CEO Iviettech đồng thời cũng là giám đốc của IDesign

      Cô Nguyễn Thị Ngọc Lan – phó giám đốc công ty

      Thầy Trần Đức Hùng- giảng viên lớp thiết kế đồ hoạ cùng toàn thể các bạn học viên khoá 02

      Đứng trước nhu cầu nhân sự ngành thiết kế đồ hoạ khan hiếm mà nhân lực lại không đủ điều kiện đáp ứng nhà tuyển dụng, đây là cơ hội lớn để các bạn trẻ có thể nắm bắt và mở rộng tương lai với nghề thiết kế.

      Khoá học đáp ứng những yêu cầu đầu vào từ phía các nhà tuyển dụng:

      • Chuyên môn
      • Trình độ tiếng Anh
      • Kỹ năng mềm
      • Thái độ làm việc

      Với những bài học đi từ cơ bản đến nâng cao đan xen cùng các bài thực hành, làm nhóm, làm dự án và báo cáo đồ án cuối khoá cùng với các buổi đào tạo kĩ năng viết CV, phỏng vấn,… nên đây là chương trình được đánh giá sát với thực tế và giải quyết được bài toán nhân lực ngành thiết kế đồ hoạ.

      Chỉ tính riêng ngành thiết kế đồ hoạ tại Đà Nẵng vào những tháng đầu năm 2018 đã có gần 500 lượt tuyển dụng ngành thiết kế đồ hoạ, chiếm gần 75% tổng số vị trí tuyển dụng.

      Idesign mong muốn rằng chương trình thiết kế đồ họa sẽ giúp các bạn mạnh dạn đến và theo đuổi giấc mơ của mình.

      KHÓA HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HỌA GD02 – SẼ HỌC CHÍNH THỨC VÀO 25/09/2018

      Đăng ký ngay để được nhận những ưu đãi tuyệt vời tại iDesign

        Thiết kế Logo: 4 khía cạnh quan trọng cần lưu ý

        Thiết kế logo của công ty là một trong những công cụ xây dựng thương hiệu hiệu quả nhất. Logo trở thành nhãn hiệu nhận dạng của một doanh nghiệp và được sử dụng ở mọi nơi trên các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp. Nó được in trên tất cả các tài liệu tiếp thị như danh thiếp, trang web, tài liệu quảng cáo, văn phòng phẩm, v.v. Nhưng để làm cho logo của công ty trở nên hiệu quả, nó cần phải độc đáo để có thể nổi bật từ rất nhiều thương hiệu khác và để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.

        Không nên thiết kế logo của công ty chỉ đơn thuần là biểu tượng chỉ gắn vào sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Hơn thế nữa, logo của bạn có thể tạo ra khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. Logo có thể trở thành công cụ trong việc chuyển sự chú ý của khách hàng đối với công ty của bạn. Thiết kế logo công ty mạnh mẽ thậm chí giúp chuyển đổi người xem thành người mua. Logo như vậy cần có các yếu tố thiết kế đồ họa tuyệt vời. Để làm như vậy, bạn phải chú ý đến một số khía cạnh quan trọng trong thiết kế Logo.

        1. Dễ dàng mô tả

        Khi mọi người có thể hiểu được bản chất thiết kế của logo, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, mọi người có mô tả chữ M màu vàng lớn là logo của McDonald để mọi người hiễu. Nhưng nếu đó là một thiết kế logo quá phức tạp, mọi người sẽ bỏ qua nó vì họ không thể giải thích nó. Người xem không nhận được một thông điệp rõ ràng từ logo. Một logo có thể được giải thích nhanh chóng trở thành một biểu tượng hữu ích cho sự công nhận thương hiệu.

        MC-Dobald-Logo.

        2. Đáng nhớ

        Đảm bảo rằng thiết kế logo công ty của bạn dễ nhớ đối với tất cả mọi người. Cách tốt nhất để làm cho nó đáng nhớ là sử dụng một yếu tố duy nhất mà mọi người có thể nhận ra dễ dàng. Nhiều yếu tố làm cho thiết kế logo của công ty trở nên phức tạp và khó nhớ hơn. Vì vậy, sự đơn giản của thiết kế là chìa khóa. Lấy logo của Apple, có một quả táo được tạo ra một cách rất đơn giản.

        Một thiết kế logo công ty đáng nhớ cũng được biết đến với tuổi đời của nó. Điều này ngụ ý rằng chủ doanh nghiệp không nên thay đổi thiết kế thường xuyên. Vì vậy, nhiều logo không có nhiều thay đổi trong nhiều thập kỷ, nó giúp trong việc xây dựng một sự nhận diện rõ ràng đến người dùng.

        Một trong những cân nhắc để tạo ra một logo lâu dài là bạn không nên chạy theo đúng xu hướng. Hầu hết các xu hướng thiết kế giống như thời trang đến và đi trong một vài năm. Nhưng một thiết kế logo phải tiếp tục được dùng trong nhiều năm, thậm chí trong nhiều thập kỷ.

        logo-apple.

        Nhiều logo như vậy đã trở thành một phần của văn hóa. Nếu bạn thay đổi thiết kế logo thường xuyên, nó sẽ có tác động lớn đến người dùng.

        Do đó, tránh tạo biểu trưng dựa trên xu hướng thiết kế hiện tại. Thay vào đó, hãy thiết kế một thiết kế logo vẫn ấn tượng ngay cả sau nhiều thập kỷ.

        3. Hiệu quả trong màu đen và trắng

        Logo công ty của bạn sẽ được sử dụng trong các quảng cáo trên báo, fax, photocopy và nhiều sản phẩm khác mà không sử dụng màu sắc. Vì vậy, thiết kế logo của công ty phải trông ấn tượng như trên cả màu đen và trắng.

        logo-nen-den-trang.

        4. Khả năng mở rộng

        Logo cần phải giữ lại tất cả các yếu tố và chi tiết của nó ngay cả khi nó được giảm xuống một kích thước nhỏ để in trên danh thiếp,… vv. Do đó, nhà thiết kế đồ họa nên tránh kết hợp nhiều chi tiết có thể chồng lên nhau hoặc bị mờ khi in ở kích cỡ nhỏ. Thiết kế logo của công ty không được thổi phồng các thành phần của nó khi in trên biển quảng cáo.

        Bạn nên sử dụng lưới thiết kế để đảm bảo rằng biểu tượng của bạn có thể mở rộng được. Lưới trong thiết kế là một kỹ thuật hữu ích để giữ cho các yếu tố thiết kế theo một cách tương xứng trong một không gian nhất định. Điều này có nghĩa là mỗi dòng, hình dạng, hình ảnh, vv được kết hợp trong một biểu tượng sẽ được cân đối với các yếu tố khác trong thiết kế. Nó sẽ giúp giữ cho thiết kế có cảm giác tỷ lệ ngay cả khi thiết kế được kéo dài quá xa trên một bề mặt lớn như biển quảng cáo.Thiết kế sẽ vẫn hiển thị rõ ràng trên một bề mặt rất nhỏ chẳng hạn như các sản phẩm nhỏ hơn cho mục đích quảng cáo.

        Phần kết luận

        Logo công ty của bạn phải là một thiết kế đáng nhớ mà mọi người có thể dễ dàng giải thích. Nó phải là một biểu tượng đơn giản để khách hàng mục tiêu có thể dễ dàng nhận được thông điệp thương hiệu của bạn. Biểu tượng cũng phải trông tuyệt vời ở màu đen và trắng. Nó phải là một thiết kế có khả năng mở rộng và truyền tải đầy đủ ý nghĩa khi được in trên các biển quảng cáo lớn hoặc trên các sản phẩm nhỏ như danh thiếp.

        Nguồn: designervn.net

        Ứng dụng trường phái minimalism trong thiết kế logo

        Thiết kế theo trường phái minimalism có thể trông dễ dàng, nhưng đừng lầm tưởng rằng nó trống không và nhàm chán.

        id minimalism main

        Trường phái minimalism là gì?

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 01
        Khoảng cách được ứng dụng
        để tạo ra một thiết kế logo tối giản hoàn hảo,
        nnorth dành cho Arthaus Aspen.

        Ứng dụng phong cách minimalism trong thiết kế logo giúp người xem dễ hình dung, nâng cao giá trị và củng cố vị thế thương hiệu. Nhưng chính xác thì phong cách minimalism ở đây là gì?

        Trường phái minimalism liên quan đến việc ứng dụng những yếu tố có sẵn, đề cao sự đơn giản và sử dụng khoảng cách. Kĩ thuật này được tìm thấy trong nhiều tác phẩm sáng tạo, từ nghệ thuật thị giác đến âm nhạc và văn học, và tất nhiên là trong mọi loại hình thiết kế khác. Thiết kế theo trường phái minimalism trông rất dễ dàng, nhưng đừng lầm tưởng rằng nó trống không và nhàm chán. Trường phái tối giản luôn đi theo phương châm “càng ít càng tốt”, nhưng việc ứng dụng giới hạn các chi tiết cũng gặp phải nhiều vấn đề.


        Tóm tắt tính tối giản

        Khái niệm tối giản xuất hiện vào những năm 1960 và 1970, dù vậy nguồn gốc của nó lại càng sâu xa hơn và ảnh hưởng đến nhiều nền văn hóa khác nhau. Thiết kế Nhật Bản cho ta thấy dấu ấn của sự tối giản. Người Nhật Bản ứng dụng khái niệm ma, dịch sơ là “khoảng cách giữa các yếu tố.” Chúng ta có thể thấy điều này ở thiết kế nhà cửa và kiến trúc ngoại thất cũng như ở lĩnh vực thời trang (ví dụ như ngôi vườn Zen và quốc phục kimono).

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 02
        Kiến trúc nhà truyền thống Nhật Bản là ví dụ điển hình
        cho ứng dụng của tính tối giản, nguồn Pinterest.

        Hà Lan cũng ứng dụng rất nhiều trường phái minimalism trong thiết kế. Giữa năm 1917 và 1931, họa sĩ Theo van Doesberg và Piet Mondrian – (cùng với kiến trúc sư Gerrit Reitveld) – dẫn đầu trường phái De Stijl (“The Style”), một vẻ đẹp tích hợp sự hài hòa các yếu tố trừu tượng thông qua màu sắc chủ đạo, khoảng cách và hình dạng. Những điều này vẫn còn lưu lại ở ngày nay như minh chứng cho vẻ đẹp tối giản hiện đại.

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 03
        Phong trào De Stijl được thể hiện trong bố cục của Mondrian
        với gam màu vàng, xanh và đỏ, 1937-1942.

        Người Đức là tiên phong cho phương châm “càng ít càng tốt”. Tác giả của vẻ đẹp này là Ludwig Miles van der Rohe, một kiến trúc sư người Đức góp phần tạo ra nguyên lý minimalism và kiến trúc hiện đại. Nhiều thiết kế của ông xoay quanh sự rõ ràng và khoảng cách mở.


        Quá trình đổi mới thương hiệu và tính tối giản

        Vào đầu những năm 1900, thời sơ khai của quá trình xây dựng thương hiệu hiện đại, logo không có vẻ bắt mắt lắm và chỉ là sự giao tiếp chóng vánh giữa công ty và khách hàng.

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 04
        Tôi cá là bạn sẽ không nhận ra đây là Pepsi thời xưa!

        Logo hồi đó chỉ đơn giản là tên công ty với phông chữ đơn giản, đôi khi được lồng vào các hình dạng bình thường. Dần dần nhu cầu của khách hàng tăng cao và cuộc chiến tranh giành khách diễn ra ngày càng khốc liệt, các công ty đầu tư trí óc nhiều hơn vào quá trình xây dựng thương hiệu và tâm lý khách hàng. Do đó nhiều công ty đã xây dựng logo cồng kềnh nhiều chi tiết để tạo sự nổi bật. Chúng gợi nhớ cho chúng ta hình ảnh người mẹ với mái tóc xoăn và đôi mắt trang điểm màu xanh lam – một nguồn cảm hứng vô cùng đáng yêu từ quá khứ, nhưng may mắn thay tất cả dần thay đổi.

        Để theo kịp thời đại, nhiều công ty dần hiện đại hóa logo của mình bằng cách thêm vào đó những dấu ấn của trường phái minimalism. Ford là một ví dụ điển hình cho một tập đoàn trường tồn, vẫn giữ được giá trị cốt lõi trong quá trình hội nhập thế kỉ 21.

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 05
        Logo đầu tiên của Ford năm 1903 –
        một thiết kế có phần lỗi thời so với logo hiện tại.
        idesign sutoigiantrongthietkelogo 06
        Logo hiện tại của Ford, hoàn thành năm 2003.

        Luôn đi trước với những công nghệ tiên tiến, Google luôn tạo ra thiết kế logo xứng tầm với danh tiếng. Chiến lược hiện đại hóa của công ty rất rõ ràng trong quá trình tái xây dựng thương hiệu. Họ luôn đặt nhận thức khách hàng lên hàng đầu trong quá trình đổi mới thương hiệu. Họ đã thành công bằng cách thay đổi phông chữ – một thay đổi nhỏ tạo ra sự khác biệt hoàn toàn.

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 07
        Nó có nhắc bạn nhớ về những phông chữ trên máy tính
        lúc thực hành ở đại học không? Tôi thấy nó y chang luôn.
        idesign sutoigiantrongthietkelogo 08
        Ý tưởng về logo của Google rất rõ ràng.
        Nó khiến cho việc thay đổi logo không quá khó khăn.
        idesign sutoigiantrongthietkelogo 09
        Chúng ta thấy được những chữ cái cỡ lớn
        với màu sắc tươi sáng, được hiện đại hóa một cách tinh tế
        bằng việc sử dụng phông chữ rõ ràng hơn.

        Đôi khi việc chọn một phông chữ mới lạ và thu hút là những gì cần làm để tạo ra một logo mang nét đương đại. Hoặc lắm lúc bạn cần phải bớt đi một chút sáng tạo và suy nghĩ quá nhiều. Hãy nhớ đến FedEx. Giống như Google, họ giữ nguyên màu sắc của thương hiệu nhưng lại rút ngắn tên gọi công ty, từ cái tên Federal Express dài ngoằn sang FedEx.

        Bạn có thể sử dụng những ký tự đầu hoặc phiên bản rút gọn của tên công ty để có được một logo ngắn gọn và hoàn hảo. Nếu logo của bạn trông khá lộn xộn thì đây là cách đây xử lý điều đó.

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 10
        Logo dài ngoằn này làm liên tưởng đến những năm 70
        – và điều này thật sự không hay tí nào.
        idesign sutoigiantrongthietkelogo 11
        Phiên bản rút gọn mang hơi hướng hiện đại này
        trông thu hút hơn rất nhiều

        McDonald đã có một bước tinh giản logo đáng kể trong hành trình 75 năm, kết quả là một logo hình vòng cung màu vàng trên nền màu đỏ nổi tiếng khắp thế giới. Việc lựa chọn một màu sắc riêng biệt cho logo của bạn có thể là một cách hay để có được logo đơn giản và độc đáo.

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 12
        Logo đầu tiên của McDonald
        – một ví dụ tuyệt vời cho những logo thời đó.
        idesign sutoigiantrongthietkelogo 13
        Logo cũ của McDonald – thiếu đi chi tiết chữ M
        màu vàng mà ta thấy ngày nay.
        idesign sutoigiantrongthietkelogo 14
        Họ biết rõ về tính chất công ty –  và chúng ta cũng như vậy.
        Họ khiến chúng ta nhận ra họ thông qua biểu tượng này.

        Việc giữ nguyên giá trị cốt lõi mà vẫn bắt kịp xu hướng như Ford, Google, FedEx và McDonald giúp họ trường tồn qua thời gian. Họ có thể linh hoạt trong việc trở lại với giá trị nguồn cội với một chút hơi hướng hiện đại hoặc thay đổi logo cũ một chút để trông thu hút hơn.


        Làm thế nào để ứng dụng tính tối giản vào logo?

        Khoảng cách và đơn giản là điều quan trọng, tuy nhiên mọi chuyện không chỉ xoay quanh hai điều này để bạn có thể ứng dụng trường phái minimalism vào thiết kế logo của mình.

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 15
        Một thiết kế ứng dụng thông minh
        sự liên kết và khoảng không của Duskbitz cho MVO.

        Việc tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố trong logo của bạn là một phương pháp tuyệt vời để ứng dụng phong cách minimalism. Logo này của MVO sử dụng một cách rất sáng tạo 3 yếu tố để tạo ra một logo thoạt nhìn như chữ ‘M’ được bao quanh bởi vòng tròn. Nhà thiết kế đã tìm ra cách kết kết hợp hoàn hảo các chữ cái một cách rất đơn giản. Hãy cân nhắc đến việc ứng dụng những yếu tố sẵn có trong logo hoặc tên công ty để tìm ra phương pháp phối hợp đơn giản mà độc lạ nhằm truyền tải giá trị doanh nghiệp đến khách hàng.

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 16
        Một chút màu sắc và biểu tượng
        gắn liền với thương hiệu tạo ra một thiết kế thú vị,
        bởi AnaLogo dành cho Sage Rituals.

        Đừng ngại sử dụng màu sắc và biểu tượng! Việc sử dụng những biểu tượng liên quan đến công ty có thể giúp bạn rất nhiều. Logo của Sage Rituals sử dụng màu sắc thể hiện sự bình yên và thanh thoát – một ví dụ lý tưởng cho công ty chăm sóc sức khỏe tại Joshua Tree, CA. Nó cho ta những giá trị cần có ở một công ty về sức khỏe mà không cần quá rườm rà. Tất cả đều rất đơn giản và độc đáo.

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 17
        Typography độc đáo trong thiết kế phía trên
        thu hút ánh nhìn ngay lập tức và có thể được sử dụng
        trong quá trình xây dựng thương hiệu khác, bởi ::scott::.

        Bạn cần ứng dụng khéo léo phần typography. Chúng có thể chỉ là những con chữ vô tri, nhưng bạn có thể chỉnh sửa chúng sao cho phù hợp với tinh thần của công ty. Bạn có thể lượt bỏ đi bớt những chi tiết phụ như đường kẻ (ví dụ như trường hợp chữ “A” trong logo của Sage Rituals) và dấu chấm, hoặc bạn cũng có thể phá cách một chút như chữ ‘T’ trong logo của StreetFood. Nếu bạn định sử dụng chữ viết hoặc tên đầy đủ của công ty thì đây là một cách hay để trông đơn giản mà vẫn có sự khác biệt.


        Ứng dụng của phong cách Minimalism

        Trông có vẻ đơn giản nhưng phương châm càng ít càng tốt thường đòi hỏi bạn phải thử nghiệm và gặp những khó khăn nhất định trước khi có một logo hoàn hảo. Khi cảm thấy không chắc chắn lắm thì hãy nhớ lại những gì đã làm từ trước và tin rằng bản thân không làm việc một mình – nhiều công ty ngoài kia cũng đang nỗ lực để tìm cách ứng dụng phong cách minimalism vào logo của họ.

        Những công ty nhỏ dưới đây đã có cho mình một logo đúng kiểu minimalism. Bạn cũng có thể làm được điều đó!

        idesign sutoigiantrongthietkelogo 18
        Một logo đơn giản mà đẹp của FirmanBayu.
        idesign sutoigiantrongthietkelogo 19
        Logo phong cách minimalism của Sketch.
        idesign sutoigiantrongthietkelogo 20
        Sự phối hợp hoàn hảo giữa độ chi tiết
        và tính tối giản của Tee™ cho Tiny Bird Tattoo.

        Tác giả: Guest Blogger
        Người dịch: Đáo
        Ảnh bìa: gorillastudio
        Nguồn: 99design

        10 lý do bạn nên học Adobe Illustrator

        ly-do-hoc-thiet-ke-do-hoa

        Adobe illustrator là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình thiết kế của bạn và Adobe Illustrator là chương trình đồ họa vector, tạo nền tảng cần thiết cho nghề thiết kế đồ họa. Illustrator tạo hình dạng cơ bản thông qua lệnh và công cụ, sao chép và kết hợp đối tượng để tạo hình dạng mới, chọn và thay đổi các phần trong đối tượng, tô vẽ đối tượng, cung cấp nhiều hiệu ứng 3D để vẽ các hình khối, vật thể, xử lý các hình ảnh liên quan đến công việc dàn trang báo chí. Để tiếp thêm động lực trong quá trình học về Thiết kế đồ hoạ thì hãy cùng Idesign tìm hiểu 10 lý do mà bạn nên lựa chọn công cụ Adobe Illustrator để học nhé.

        Tự do thể hiện ý tưởng

        Với Adobe Illustrator, bạn có thể hoàn toàn tự do thể hiện ý tưởng của mình bằng bất cứ cách nào bạn muốn cho dù bạn chưa hề có một ý niệm nào về thiết kế thì việc sử dụng Adobe illustrator vào thiết kế đồ hoạ cũng cũng dễ dàng hơn cho bạn. Nếu bạn biết vẽ tay, những bản sketch của bạn trên giấy sau khi được xử lý lại bằng Adobe Illustrator thì tuyệt vời.

        Có thể tạo logo

        Chỉ cần text, công cụ Pen Tool, hay các công cụ tạo Shape cơ bản khác, bạn có thể dễ dàng tạo ra được nhiều hình dáng khác nhau cho logo của bạn, và nó cũng dễ dàng để đặt lên bất cứ một background nào mà bạn muốn. Mọi thứ trở nên thật linh hoạt. Bạn cũng có thể lựa chọn bất kỳ màu sắc nào mà bạn cho là thích hợp với logo của mình.

        Có thể vẽ tất cả các đối tượng

        Các bản vẽ và các đối tượng có thể trở nên thực tế hơn với Adobe Illustrator. Ngoài các công cụ tạo Shape cơ bản, bạn còn có công cụ Gradient hay Gradient Mesh, với các điểm lưới và điểm màu, giúp cho tác phẩm của bạn nhìn thực tế hơn.

        Có thể vẽ hoạt hình

        Chỉ cần sử dụng công cụ Pen là bạn đã có thể tạo ra những nhân vật hoạt hình có thể được sử dụng như một biểu tượng cho thương hiệu, cho truyện tranh hay bất cứ mục đích nào. Đây là một công cụ hữu hiệu để tạo nên các nhân vật hoạt hình mà bạn thường thấy.

        Có thể vẽ các icons

        Với hệ thống Grid System tuyệt vời của Adobe Illustrator, bạn có thể dễ dàng tạo ra các icons với nhiều hình dạng khác nhau. Bạn chỉ đơn giản là sử dụng những shape cơ bản như hình vuông, hình tròn, v.v…

        Có thể vẽ bản đồ

        Bạn có thể vẽ bản đồ với công cụ Line và Pen của Adobe Illustrator để tạo ra các đường đi, các shape của mọi điểm nào đó.Ban đầu việc sử dụng Pen Tool thì có lẽ nó cũng hơi khó khăn với bạn, nhưng nếu bạn luyện tập và sử dụng lâu dài sẽ thấy nó thật sự tiện ích, bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa và rút ra bất cứ điều gì bạn muốn từ bản đồ.

        Có thể vẽ biểu đồ

        Bạn cũng có thể dễ dàng tạo ra nó với Adobe Illustrator đơn  giản bằng cách nhập dữ liệu và các con số. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí cho nó bằng một vài icons, shape hay màu sắc phong phú. Bạn chắc chắn sẽ dễ dàng tạo ra biểu đồ và đồ thị của bạn bằng chương trình này.

        Có thể thay đổi kích cỡ tác phẩm tùy ý

        Vốn là ứng dụng thiết kế dựa vào vector nên bạn hoàn toàn có thể thay đổi kích thước của nó tùy ý mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Nó sẽ không bị bóp méo, không bị bể và vẫn được đảm bảo hiển thị rõ ràng.

        Có thể in ấn với các màu riêng biệt

        Trong in ấn, người ta thường sử dụng hệ màu CMYK, đó là sự kết hợp của 4 màu : Cyan, Magenta, Yellow và Black. Bạn có thể lựa chọn hệ màu phù hợp với mục đích sử dụng của mình trên Adobe Illustrator, hệ màu CMYK cho in ấn và hệ màu RGB cho các ấn phẩm trên máy.làm việc cực kỳ tốt với hệ màu này. Thậm chí bạn còn có thể tách riêng 4 màu ra để in từng màu riêng biệt (hỗ trợ cho chế bản khi in lụa).

        Có thể lưu các file EPS, PDF

        Một ưu điểm khác của Adobe Illustrator là khả năng lưu lại các file với đuôi file là EPS. Với file EPS, bạn sẽ có các tác phẩm in ra sắc nét, điều này có thể đảm bảo cho các logo hay những tác phẩm chi tiết như brochure, poster. File PDF khi bạn lưu ra từ phần mềm Adobe Illustrator là bản gốc với những hình ảnh, chi tiết, màu sắc nguyên bản rõ nét nhất. Khi đem đi in thì bạn nên sử dụng file PDF để in.

        Tìm hiểu thêm về các khoá học và đi sâu vào cách sử dụng, ứng dụng Adobe Illustrator vào thiết kế đồ hoạ cùng Idesgin nhé.

        ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

          Giới thiệu về phần mềm Adobe Illustrator trong thiết kế đồ hoạ

          adobe-illustrator-trong-thiet-ke-do-hoa

          Adobe Illustrator là chương trình đồ họa vector, tạo nền tảng cần thiết cho nghề thiết kế đồ họa. Illustrator tạo hình dạng cơ bản: thông qua lệnh và công cụ, sao chép và kết hợp đối tượng để tạo hình dạng mới, chọn và thay đổi các phần trong đối tượng, tô vẽ đối tượng, cung cấp nhiều hiệu ứng 3D để vẽ các hình khối, vật thể, xử lý các hình ảnh liên quan đến công việc dàn trang báo chí.

          Ưu điểm của phần mềm illustrator

          • Thiết kế đồ hoạ chính xác, có thể tính toán được, illustrator còn có tên gọi khác là phần mềm toán học
          • Tạo ra những bản thiết kế chính xác từng mm ( ví dụ đường chéo được tính bằng độ, đường tròn được tính bằng bán kính,..) vì thế phần mềm này hay được dùng để thiết kế những sản phẩm mang độ chính xác cao như là logo các nhãn hàng

          Các công cụ cơ bản

          • Công cụ căn chỉnh key select
          • Công cụ scale tool
          • Công cụ move tool
          • Công cụ tranform tool
          • Công cụ path finder
          • Công cụ shape bulder

          Các công cụ khá giống với phần mềm Photoshop tuy nhiên nó thêm đặc tính chính xác vào từng công cụ để phục vụ cho việc thiết kế ra những sản phẩm mang tính chính xác cao.

          Các phím tắt cần nhớ

          • Rectangle tool: M
          • Transform again (thực hiện thay đổi một lần nữa): Ctrl + D
          • Các phím tắt khác về cơ bản giống với Photoshop ví dụ như Selection tool: V

          Xem thêm về cách sử dụng công cụ Adobe Illustrator tại video dưới đây.

          Theo dõi và cập nhật các kiến thức sử dụng bộ công cụ thiết kế đồ hoạ tại #Idesign.

           

          Phân biệt các hệ màu trong thiết kế đồ hoạ

          thiet-ke-do-hoa 1

          Đến với bài tìm hiểu về hệ màu trong thiết kế đồ hoạ, Idesign sẽ giới thiệu và phân biệt cho các bạn 3 hệ màu: CYMK, RGB và PANTONE.

          Hệ màu CYMK

          thiet-ke-do-hoa

          CMYK là một mô hình màu trong đó tất cả các màu được mô tả như là một hỗn hợp của các quá trình hòa trộn của bốn màu sắc. CMYK là mô hình màu tiêu chuẩn được sử dụng trong in offset cho các tài liệu đầy đủ màu sắc. Vì in ấn sử dụng các loại mực của bốn màu cơ bản, nó thường được gọi là in bốn màu.

          Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà chúng ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, cánh sen cộng với xanh lơ cho màu xanh lam, xanh lơ cộng với vàng sinh ra màu xanh lá cây và tổ hợp của các màu xanh lơ, cánh sen và vàng tạo ra màu đen.

           

          C – Cyan là màu lục lam

          M – Magenta là màu đỏ tươi (màu hồng đỏ),

          Y – Yellow là màu vàng

          K – Keyline/Black là màu đen

          Hệ màu RGB

          Hệ màu RGB là từ viết tắt trong tiếng Anh và có nghĩa :

          R: Red (màu đỏ)

          G: Green (màu xanh lá cây)

          B: (blue (màu xanh lam)

          thiet-ke-do-hoa 1

          Đây là ba màu gốc trong các mô hình ánh sáng bổ sung. Từ ba màu cơ bản này từ cách thay đổi tỉ lệ giữa các màu RGB để tạo ra vô số các màu sắc khác nhau và cách tổng hợp từ 3 màu RGB này gọi là màu cộng ( các màu sinh ra từ 03 màu này sẽ sáng hơn màu gốc – additive color ).

          Hệ màu RGB là chế độ hiển thị màu sắc tự nhiên của màn hình CRT, màn hình LCD và màn hình plasma. Máy ảnh và máy quét cũng có thể sử dụng chế độ RGB. Hệ màu RGB là hệ màu là tốt nhất cho thiết kế : thiết kế website, hình ảnh kỹ thuật số, thiết kế các tài liệu quảng cáo trực tuyến,…

          Hệ màu PANTONE

          thiet-ke-do-hoa 2
          Màu Pantone được xác định là một loạt các con số thay vì tên (ngoại trừ với màu sắc sử dụng trong thời trang), do đó bạn sẽ nghe các tham chiếu PANTONE 2985 C thay vì màu xanh da trời.

          Màu Pantone là màu pha, hay màu thứ 5. Nói một cách dễ hiểu hơn, màu Pantone là màu được nhà sản xuất pha sẵn, khác với việc nhà in pha trộn các màu CMYK là 4 màu cơ bản trong in ấn để tạo ra những màu chúng ta mong muốn. Màu Pantone có sắc độ tươi tắn rất nổi bật, làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm in ấn. Khi đặt cạnh những ấn phẩm in ấn được in offset với 4 màu cơ bản, sắc độ của màu Pantone bao giờ cũng nổi bật hơn hẳn.

          Để chọn đúng màu chúng ta cần, có thể đối chiếu màu trên bảng màu Pantone (Pantone Color Chart), bảng màu này khá đắt tiền so với các Color Chart thông thường. Trong các phần mềm đồ họa như AI, Photoshop, Corel Craw… đều có cho phép đổ màu Pantone. Để in bằng màu Pantone, bạn có thể đưa màu Pantone vào những chỗ bạn cần trên layout thiết kế, và làm việc với nhà in để đưa ra yêu cầu về in màu Pantone.

          Với bài phân tích về 3 hệ màu trên, Idesign hy vọng bạn sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin và biết được cách tạo màu trong các tác phẩm thiết kế đồ hoạ.

          Bạn cũng có thể tìm hiểu chuyên sâu về thiết kế đồ hoạ tại các khoá học của Idesign.

          ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

            Phối màu trong thiết kế đồ hoạ

            thiet-ke-do-hoa

            Để phát triển trong ngành thiết kế đồ hoạ thì bạn phải biết đến các nhóm màu và cách sử dụng màu hợp lý vì vậy hôm Idesign sẽ chia sẻ với các bạn kiến thức về màu sắc trong thiết kế đồ hoạ.

            1/ Màu dương tính:

            Màu được tạo ra từ một nguồn sáng. Ví dụ: khi những màu cơ bản: Đỏ; Xanh lá cây và Xanh da trời phối hợp với nhau sẽ tạo ra màu trắng.

            2/ Màu âm tính:

            Là màu được xác định bởi sự hấp thu ánh sáng. Ví dụ: khi màu Xanh lục, Đỏ cánh sen và Vàng được phối hợp chúng sẽ tạo ra màu nâu đen.
            Nếu bạn phối những màu dương tính cơ bản bạn sẽ được những màu âm tính cơ bản và ngược lại.
            Hiểu được mối quan hệ đối nghịch này trong màu sắc rất cần thiết khi phải xác định và chỉnh sửa những trục trặc về màu sắc.

            Ví dụ:
            Nếu một hình ảnh quá xanh, bạn có 2 cách để tiếp cận vấn đề: Hoặc tăng thêm màu vàng vốn là màu đối nghịch với xanh da trời nhằm làm trung hoà màu xanh da trời. Hoặc giảm bớt màu xanh da trời trong hình ảnh. Cả 2 cách đều đi đến cùng một kết quả là giảm bớt được màu xanh.

            3/ Vòng tròn màu căn bản (the color wheel)

             

            Vòng tròn màu căn bản có 12 cung chia đều theo hình nan quạt trên diện tích hình tròn, mỗi cung có 8 cấp độ màu đi dần vào tâm vòng tròn từ đậm đến nhạt. 12 cung x 8 cấp độ sẽ tạo ra 106 màu căn bản và được đánh số từ 1 đến 106 đó cũng là kí hiệu khi ta chọn màu . Ví dụ: Số 1 là màu đỏ sậm nhất (C:0 – M:100 – Y:100 – K:45) số 36 là màu vàng tươi (C:0 – M:0 – Y:100 – K:0) số 84 (C:80 – M:100 – Y:0 – K:0) là màu tím rượu nếp than (híc nghe mà…thèm) số 68 (C:100 – M:60 – Y:0 – K:0) là màu xanh nước biển…

            Vòng tròn màu căn bản được tạo ra từ 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam. Từ ba màu này, màu sắc được pha lẫn hai màu với nhau ( ví dụ: Đỏ + Vàng = Da cam) rồi ba màu trộn lại với nhau, cứ thế ta sẽ có hơn 3.400 màu thông dụng nhất trong thiết kế đồ hoạ và nếu cứ pha , pha và pha trộn mãi bạn sẽ có hàng ty tỷ sắc màu cho…riêng bạn.

            4/ Cách dùng màu:

            • Cấp thứ nhất (Primary)
            Dùng 3 màu: Đỏ – Vàng – Lục lam để phối ra các sắc độ màu khác nhau.

            • Cấp thứ hai (Secondary)
            Nếu lấy màu đỏ chồng lên màu vàng sẽ được màu da cam, lấy màu đỏ chồng lên lục lam sẽ có màu tím, lấy màu vàng chồng lên màu lục lam sẽ được màu xanh lá cây…
            Cách lấy 2 màu chồng lên nhau để tạo ra màu khác như trên được gọi là màu chồng đơn.

            • Cấp thứ ba (Tertiary)
            Từ 3 màu căn bản: Đỏ – Vàng – Lục lam chúng ta đã phối ra màu da cam – xanh lá – tím. Nếu chồng các màu ở cấp Primary và Secondary, ta sẽ được các màu ở cấp Tertiary là: Đỏ cam – Vàng cam – Vàng xanh – Xanh lơ – Xanh tím và Đỏ tím.

            6/ Trình tự phối màu:

            • Bước 1:
            Xác định rõ hiệu ứng màu sắc bạn muốn đạt được.(Hiệu ứng màu sẽ nói ở các phần sau của bài này)
            • Bước 2:
            Chọn 1 màu chính đặc trưng cho chủ đề muốn thể hiện.
            • Bước 3:
            Chọn 1 màu hỗ trợ cho màu chính. Để có thể tìm được màu hỗ trợ một cách nhanh chóng, bạn dùng 2 màu đối diện nhau trong vòng tròn màu căn bản.
            Ví dụ:
            Màu đỏ được chọn là màu chính thì màu hỗ trợ cho nó là màu xanh lá cây. Tương tự như vậy ta có các cặp màu chính và màu hỗ trợ như sau:
            Màu Gạch cua – Xanh ve chai.
            Da cam – Xanh dương.
            Nghệ – Chàm.
            Vàng – Tím.
            Vàng xanh – Đỏ tím…
            Màu chính và màu hỗ trợ có tính năng làm tăng nét rực rỡ, linh động và giúp nhau nổi bật lên.
            Ví dụ:
            Nếu ta đặt cánh hoa vàng trên phông nền tím, hoa vàng sẽ rực rỡ hơn nhờ màu tím làm nền đệm. Nhưng nếu cũng với cách thức ấy, dùng nền màu trắng hay xanh lá thì cánh hoa vàng không nổi bật được.
            Nếu đặt mảng màu đỏ tươi cạnh màu xanh lá cây thì cũng có hiệu ứng tương tự.

            • Bước 4:
            Từ màu chính và màu phối hợp chọn ra màu thứ ba hài hoà với 2 màu trước.

             

            Màu sắc được phân thành 8 loại:
            – Màu nóng (Hot)
            – Màu lạnh (Cold)
            – Màu ấm (Warm)
            – Màu mát (Cool)
            – Màu sáng (Light)
            – Màu sậm (dark)
            – Màu nhạt (Pale)
            – Màu tươi (Bright)

            Như đã nói ở phần đầu do không có hình minh hoạ giống như trong sách, nên các hình ảnh TNDH minh hoạ dưới đây có thể sẽ không phản ánh chính xác nội dung của từng màu. Một số màu chưa tìm được hình, mong các bạn xem nội dung và tìm kiếm giúp.

            MÀU NÓNG
            Màu nóng là màu đỏ bão hoà trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ cờ được pha bởi màu magenta và yellow.
            Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý.
            Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó.

            MÀU LẠNH
            Màu lạnh là mầu thuần xanh biển. Nó toả sáng và tươi sáng hẳn lên.
            Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết.
            Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng.
            Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng.
            Khi chuyển dần từ màu nóng sang màu lạnh, chúng ta có cảm giác như đang đứng bên lò lửa được chuyển sang cạnh một tảng băng, thật dễ chịu (?!)

            MÀU ẤM
            Trong màu ấm luôn có sự hiện diện của màu đỏ.
            Màu ấm được tạo ra do sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng.
            Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và màu vàng mà chúng ta có những dạng màu ấm khác nhau.
            Ví dụ: màu đỏ cam; màu cam; màu vàng cam …
            Màu ấm như thân thiện, đón chào người xem.
            Nhìn màu ấm giống như chúng ta đang ngắm cảnh đẹp của mặt trời bình minh hoặc hoàng hôn.

            MÀU MÁT
            Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh.
            Nó không giống như màu lạnh bởi vì được phối với màu vàng.
            Một số dạng màu mát như : vàng xanh; xanh lá cây; lục lam…
            Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên.
            Màu mát làm chúng ta thấy nhẹ nhàng như đang trong mùa đâm chồi nẩy lộc của mùa xuân.
            Màu mát luôn nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng.
            Màu mát giống như một thác nước làm dịu mắt người xem.

            MÀU SÁNG 
            Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam.
            Màu sáng có tính nhẹ nhàng trong sáng.
            Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với vàng nhạt.
            Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì mức độ thay đổi sắc độ màu giảm.
            Màu sáng làm chúng ta thấy tâm hồn trở nên thoải mái, thư thái và buông lỏng.
            Màu sáng giống như màn cửa sổ hé ra để ánh nắng ban mai lùa vào phòng.

            MÀU SẬM
            Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu.
            Màu sậm làm khoảng không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn.
            Màu sậm làm tăng tính nghiêm trang, đứng đắn.
            Thật vậy màu sậm ẩn khuất như khung cảnh của mùa thu và mùa đông ảm đạm.
            Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho sự đối lập của tự nhiên, sự tương phản nhưng cần thiết giữa ngày và đêm.

            MÀU NHẠT 
            Màu nhạt là màu tùng lam thật nhẹ.
            Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất 65% màu trắng.
            Màu nhạt tạo nên vẻ mềm mại, lãng mạn và lơ đãng.
            Màu nhạt thường dùng như màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt.
            Màu nhạt tạo cho người xem một cảm giác như ngắm đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sáng mờ sương.
            Vì màu nhạt là màu trang nhã nên thường được dùng trong trang trí nội thất.

            MÀU TƯƠI
            Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc.
            Sự tươi thắm của màu sắc được tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen.
            Trong màu tươi chứa các sắc màu xanh; đỏ; vàng và cam.
            Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý.
            Một chiếc xe màu vàng tươi, một chùm bong bóng rực rỡ hoặc cái mũi tươi thắm của chú hề … là những sắc màu không bao giờ bị quên lãng.
            Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngành thời trang và quảng cáo chú ý.

            Tham gia các khoá Thiết kế đồ hoạ tại Idesign để được đào tạo từ cơ bản và đươc cam kết hỗ trợ việc làm.

            ĐĂNG KÝ NGAY!