10 Thiết Kế Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Không Thể Bỏ Qua

Thương hiệu chính là nền tảng và nội lực của mỗi doanh nghiệp. Không thể phủ nhận rằng, để chiếm được một vị trí vững chắc trong tâm trí của khách hàng, mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và được yêu mến. Và đó là lời lý giải ngắn gọn nhất cho tầm quan trọng của một bộ nhận diện thương hiệu đối với bất cứ một công ty nào.

“Khách hàng không mua sản phẩm, dịch vụ. Họ đang mua câu chuyện, mua sự thân thuộc và các giải pháp để giải quyết vấn đề của họ tốt hơn.”

Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Hệ thống này bao gồm những yếu tố gì? Làm thế nào để doanh nghiệp sở hữu thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp và hiệu quả? Hãy cùng iDesign khám phá ngay trong bài viết này.

Brand – Thương hiệu không và sẽ không bao giờ chỉ là một Logo, một Website, hay một thiết kế Name card, đó là hành trình trải nghiệm cảm xúc của khách hàng với doanh nghiệp.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu hay Brand Identity chính là bộ mặt của một thương hiệu. Có nhiều quan điểm cho rằng, thương hiệu là một khái niệm về cảm xúc mang tính triết học, là một loại tài sản vô hình. Còn bộ nhận diện thương hiệu chính là thứ đại diện cho những ý tưởng và mục đích lớn của doanh nghiệp.

Bộ nhận diện thương hiệu giúp thu hút khách hàng mới và đồng thời khiến khách hàng hiện tại cảm thấy thoải mái và cảm thấy thân thuộc. Yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định liệu bộ nhận diện thương hiệu này có đem lại hiệu quả hay không chính là sự nhất quán.

bộ nhận dạng thương hiệu là gì

Dự án thiết kế Logo & nhận diện thương hiệu LUXOR Bar Cafe – Karaoke – thiết kế bởi ThiCao

Để quản lý việc ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đo lường cũng như kiểm soát mọi điểm chạm nơi thương hiệu sẽ tiếp xúc với khách hàng.

Hệ thống nhận diện thương hiệu – Corporate Identity Program bao gồm những gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu được viết tắt bởi CIP – Corporate Identity Program hiểu đơn giản là tất tần tật những điểm chạm về mặt thị giác đối với khách hàng. Mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu hệ thống nhận diện khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại vẫn sẽ có một vài điểm cơ bản:

1. Logo, Slogan , Tagline, các đặc tính của thương hiệu: Những yếu tố cơ bản đầu tiên mà bạn bắt buộc phải xây dựng cho nhận diện thương hiệu để tạo sự nhất quán như: Logo, màu sắc, font chữ, hệ thống hình ảnh sử dụng, icon, hình minh họa,…

2. Hệ thống nhận diện tại văn phòng: Trong hệ thống nhận diên này, các đầu mục mà bạn cần thiết kế có thể kể đến như: tiêu đề thư, name card, đồng phục, biển bảng, mẫu hợp đồng, hóa đơn chứng từ, áo mưa, huy hiệu, thẻ ra vào,…

3. Hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM: Các thiết kế POSM như biển bảng quảng cáo, banner, poster, standee, catalogue, brochure, tờ rơi, tài liệu bán hàng, quầy hàng, kệ sản phẩm,…

4. Hệ thống nhận diện trên Internet: Website, Landing Page, App Mobile, Hình ảnh trên mạng xã hội, hệ thống hình ảnh chạy quảng cáo Banner Ads, Google Ads, Facebook Ads

Quy trình 6 bước thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp

Có 6 bước tất cả trong quy trình thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp, để giúp doanh nghiệp bạn sở hữu hình ảnh ấn tượng và khác biệt. Cùng khám phá chi tiết với Uplevo các bước đó là gì ngay dưới đây:

 

1. Xác định khách hàng mục tiêu trước khi thiết kế

Trước khi bắt tay vào thiết kế logo và ứng dụng nhận diện thương hiệu, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là xác định khách hàng mục tiêu. Đây có thể nói là giai đoạn quan trọng bậc nhất trong quy trình thiết kế bởi lẽ, chính khách hàng và thị trường sẽ quyết định thay bạn: màu sắc của thương hiệu trông thế nào? Logo sẽ là biểu tượng, hay dạng typeface? Và thông điệp bạn muốn truyền tải là gì?

Bạn sẽ cần khắc họa bức tranh tổng quan nhất về thị trường, đối thủ và khách hàng mục tiêu. Trong marketing nói chung và branding nói riêng, có 2 cách để xác định: Nhân khẩu học (demographics) và tâm lý học (psychographics).

A. Xác định demographics của khách hàng mục tiêu

Bạn cần trả lời các câu hỏi quan trọng sau đây:

1. Giới tính là gì?

2. Khách hàng thuộc nhóm tuổi nào?

3. Công việc của họ là gì?

4. Họ sinh sống và làm việc ở đâu?

5. Mức thu nhập của khách hàng là bao nhiêu?

6. Dựa vào cụ thể từng sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể phân tích sâu hơn về các yếu tố như trình độ học vấn, ngôn ngữ, quốc gia, chiều cao, cân nặng,…

B. Xác định psychographics của khách hàng mục tiêu

Bạn cần trả lời các câu hỏi quan trọng sau đây:

1. Họ thường tham gia các hoạt động nào? Sở thích và hành vi của họ?

2. Những vấn đề của khách hàng mục tiêu liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp

3. Các giá trị liên quan tới sản phẩm và dịch vụ của bạn

Một số các yếu tố liên quan đến tâm lý khác mà bạn có thể quan tâm như: Hành vi mua sắm, địa điểm ăn uống ưa thích, mối quan tâm đến chính trị, các lựa chọn giải trí,… Nếu bạn muốn sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu thành công, bạn cần có những đặc tính thương hiệu liên quan tới đối tượng này

 

2. Xây dựng các giá trị của thương hiệu

Ở trong giai đoạn này, bạn cần xác định rất rõ sản phẩm/dịch vụ của bạn có điểm gì khác biệt và nổi bật hơn so với đối thủ trên thị trường. Bạn cần trả lời câu hỏi quan trọng bậc nhất:“ Tại sao khách hàng nên chọn chúng ta, mà không nên chọn đối thủ?”

sự khác biệt hóa trong thương hiệu

Dự án thiết kế Logo & nhận diện thương hiệu TPBank – thiết kế bởi ThiCao

Hãy vạch ra các đầu dòng cụ thể những thông điệp và giá trị mà bạn nghĩ khách hàng sẽ cảm thấy ưa thích chúng. Đừng mơ hồ và chung chung như “Dịch vụ của tôi chuyên nghiệp hơn của đối thủ”, hãy trả lời bằng các lý do thật sự rõ ràng và mạch lạc.

3. Lựa chọn màu sắc cho thương hiệu

Sau khi đã xác định được chân dung của khách hàng và những giá trị khác biệt của thương hiệu. Giờ là lúc bạn đi vào xây dựng ngôn ngữ hình ảnh. Và yếu tố đầu tiên chính là lựa chọn màu sắc chính để thể hiện cho thương hiệu.

Màu sắc chính sẽ được ứng dụng ở mọi nơi mà thường hiệu xuất hiện – Logo, Card visit, biển bảng, website, đồng phục nhân viên,…

Do đó bạn cần thấu hiểu về tâm lý học màu sắc.

Các màu sắc khác nhau sẽ tác động tới bộ não của con người khác nhau. Văn hóa địa phương cũng có mối liên kết tới tâm lý của màu sắc. Dưới đây là những đặc tính của chúng mà bạn nên tham khảo:

Màu đỏ: Nguy hiểm, đam mê, tình yêu và khẩn cấp

Màu vàng: Hạnh phúc, ấm áp và lạc quan

Màu xanh nước biển: Sự yên bình, tin tưởng và bảo mật

Màu cam: Sự thú vị, tự tin và cảnh báo

Màu xanh lá cây: Sức khỏe, tự nhiên và tăng trưởng

Màu tím: Hoàng gia, sắc đẹp và thông thái

Màu hồng: Lãng mạn, dịu dàng, và nữ tính

Màu đen: Sang trọng, bí hiểm và che giấu

Màu trắng: Tinh khiết, cởi mở và minh bạch

4. Tiến hành thiết kế Logo

Ở giai đoạn này, bạn sẽ tiến hành thiết kế Logo cho thương hiệu của mình, phản ánh các giá trị của doanh nghiệp để truyền tải tới khách hàng mục tiêu. Đây là lúc bạn kết tinh toàn bộ các thông tin, dữ liệu bạn thu thập ở 3 bước trên, để tạo nên một Logo có tính nhận diện tốt, và dễ dàng ghi nhớ.

Ở các đơn vị Agency thiết kế chuyên nghiệp, quy trình thiết kế Logo sẽ phải trải qua vô vàn các bước nữa, từ phác thảo trên giấy, đến phác thảo trên máy, thử nghiệm độ hiệu quả nhận diện bằng khảo sát,…

tiến hành thiết kế logo

 

5. Lựa chọn Font chữ cho thương hiệu

Mặc dù font chữ – typography không đóng một vai trò quan trọng như Logo hay màu sắc, nó vẫn là một yếu tố không thể thiếu giúp thương hiệu của bạn tăng được yếu tố nhận diện và khả năng truyền tải thông điệp.

Có ba loại font chữ chính bạn sẽ lựa chọn: 1 cho Logo, 1 cho phần tiêu đề chính, và 1 cho toàn bộ nội dung khác trên website hay ấn phẩm thiết kế.

Bạn có thể chọn lựa font chữ từ 3 website hữu ích này để sử dụng:

1. Google Fonts

2. Adobe Typekit

3. Wordmark.it

6. Thiết kế cuốn cẩm nang nhận diện thương hiệu

Mục đích của cuốn cẩm nang nhận diện thương hiệu sẽ cung cấp chi tiết các hướng dẫn sử dụng cho từng yếu tố trong thường hiệu. Đây là yếu tố bắt buộc để đảm bảo sự nhất quán khi sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp.

thiết kế cẩm nang nhận diện thương hiệu

Những yếu tố quy chuẩn cơ bản nằm trong cẩm nang thương hiệu bao gồm:

1. Tổng quan về lịch sử thương hiệu, tầm nhìn & sứ mệnh, tính cách cũng như các giá trị cốt lõi của thương hiệu.

2. Các thông điệp chính, tuyên ngôn về nhiệm vụ của thương hiệu.

3. Cẩm nang sử dụng Logo, các trường hợp được phép và không được phép.

4. Bảng màu – Hệ thống màu chính và màu phụ của thương hiệu.

5. Typography – Hệ thống các font chữ sử dụng trên toàn bộ nhận diện.

6. Phong cách hình ảnh phù hợp với thường hiệu

7. Các hướng dẫn triển khai các ứng dụng nhận diện thương hiệu khác: tài liệu văn phòng, biển bảng, ứng dụng trên Digital,…

Mẫu thiết kế bộ nhận diện đẹp của các thương hiệu nổi tiếng

Dưới đây là danh sách của 10 bộ nhận diện thương hiệu vô cùng nổi tiếng mà bạn có thể học hỏi. Những thiết kế này không chỉ đem lại hiệu quả về mặt hình ảnh (đồng thời cả về mặt kinh doanh của thương hiệu) mà nó còn khẳng định sâu sắc hơn sức mạnh của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường.

10 bộ nhận diện thương hiệu không thể bỏ qua

 

1. Airbnb

logo Airbnb trước và sau

Một vài năm trước, Airbnb đã đưa ra quyết định là cần phải “refresh” lại toàn bộ hế thống thiết kế nhận diện thương hiệu của mình, và lựa chọn đơn vị thiết kế DesignStudio ở San Francisco làm đối tác. Sau khi thay đổi lại nhận diện thương hiệu, nó đã gây ra một cuộc tranh cãi trong cả cộng đồng design lẫn  những người không phải designer.

Tuy vậy, cũng giống như đa phần các logo khác sau khi sửa đổi (y hệt trường hợp của Instagram), rất dễ dàng nhận ra rằng họ đã đưa ra những quyết định đúng đắn. Từ việc thay đổi logo dạng chữ, dạng logo dạng biểu tượng chữ “A” đã tạo ra sức ảnh hưởng không tưởng.

ứng dụng của logo Airbnb

DesignStudio đã thành công trong việc tổng hợp được đặc tính của thương hiệu: tính quốc tế, sự thân thiện, tính khám phá, thuộc về tự nhiên của Airbnb. Đồng nghĩa với việc, tối giản hình thức logo từ dạng chữ sang dạng icon, loại bỏ hoàn toàn rào cản ngôn ngữ, và khiến nó trở nên dễ dàng nhận diện trên toàn cầu.

Kết hợp với đa dạng các bảng màu sắc, phong cách chụp ảnh, bất cứ một nền văn hóa hay đất nước nào cũng có thể kết hợp với thương hiệu, logo của Airbnb.

ứng dụng của logo Airbnb

 

Bài học thương hiệu:

Ở trong trường hợp này, bộ nhận diện thương hiệu cũ của Airbnb không làm cho người xem thấy sự liên tưởng tới giá trị, và nhu cầu của doanh nghiệp. Sự thay đổi không đơn giản chỉ là bản update vá lỗi, nó còn là cuộc cách mạng thực sự cho chính Airbnb.

Họ đã dám chấp nhận rủi ro của sự thay đổi để có thể mang tới hình ảnh chuyên nghiệp nhất cho khách hàng của mình.

2. Spotify

logo spotify trước và sau

Spotify, nền tảng nghe nhạc của Thụy Điển, được mọi người trên khắp thế giới yêu thích. Thế nhưng phiên bản gốc của logo Spotify, mang hơi hướm phong cách funky, chắc chắn không thể nào có sức mạnh như logo ở thời điểm hiện tại.

ứng dụng của logo spotify

Spotify thực hiện sự thay đổi này vào năm 2013, tập trung vào hình tròn chưa những sóng radio. Một điều thành công nữa của bộ nhận diện thương hiệu Spotify là khả năng ứng dụng trên nhiều màu sắc khác nhau. Mặc dù màu xanh này vẫn là màu chính, nhưng chắc chắn đây không phải lựa chọn duy nhất để sử dụng trong mọi trường hợp.

Với việc kết hợp đa dạng các kỹ thuật thiết kế: duotone, gradients và đồ họa pop art, Spotify đã khẳng định được giá trị và đặc điểm khác biệt của mình, đại diện cho nhiều nghệ sĩ với nhiều phong cách khác nhau trên thế giới.

ứng dụng của logo spotify

 

Bài học thương hiệu

Đừng để màu sắc là nỗi sợ hãi. Cân nhắc sử dụng các trường phái, kỹ thuật thiết kế khác nhau để tạo ra chìa khóa thành công cho hình ảnh của thương hiệu.

3. Australian Open

logo australian open trước và sau

The Australian Open quyết định làm lại bộ nhận diện thương hiệu của họ vào năm 2016 bởi đơn vị thiết kế Landor Australia. Họ đã hoàn toàn loại bỏ bóng dáng của logo cũ, khoác lên thương hiệu một dáng vẻ hoàn toàn mới. Agency loại bỏ hình ảnh liên quan tới vận động viên tennis hay bóng tennis, giản thể chúng dưới 2 chữ cái duy nhất “AO”.

Họ còn giản thể luôn những chi tiết thừa thãi trong logo như dấu gạch ngang trong chữ A. Kết quả là hệ thống thương hiệu trở nên nổi bật, khỏe khoắn, và tràn đầy sức sống.

ứng dụng của logo australian open

ứng dụng của logo australian open

ứng dụng của logo australian open

 

Bài học thương hiệu

Đôi khi, bạn cũng cần có cái nhìn, suy nghĩ hoàn toàn khác về logo hiện tại của mình. Nếu như chúng không thật sự đại diện cho tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị bạn đem tới cho khách hàng, logo cần phải thay đổi. Đồng thời, đừng sợ việc làm tối giản hệ thống nhận diện thương hiệu xuống thành logo không một chi tiết thừa thãi.

 

4. City of Melbourne

logo melbourne trước và sau

Một bộ nhận diện thương hiệu làm lại khác là của City of Melbourne vào năm 2009. Thành phố Melbourne đã từng có một logo rất rất “an toàn”. Nó bao gồm tất tần tật những yếu tố làm nên một thành phố. Từ “city”: có, “mặt trời”: có. “cột nhà”: có.

Một logo khá tẻ nhạt. Thành phố cũng có vấn đề khi mỗi một đơn vị đều sở hữu logo riêng biệt, không có sự nhất quán trong thương hiệu.

ứng dụng của logo melbourne

Cho tới năm 2009, Melbourne quyết định làm lại nhận diện thương hiệu, hoàn toàn thay đổi logo cũ, và giới thiệu hệ thống thương hiệu hoàn toàn mới. Cần phải nói thêm rằng, để một thành phố, thuộc chính phủ đưa ra quyết định thay đổi này là một điều hết sức mới lạ.

Dễ dàng thấy, thiết kế mới vô cùng ấn tượng. Nó mang lại rất rất nhiều điều tuyệt vời cho thương hiệu của Melbourne. Đầu tiên, nó phản ánh chân thực nền văn hóa sôi động của Melbourne và làm chúng trở nên hấp dẫn hơn với du khách trên thế giới.

Thứ hai, nó là sự thống nhất của rất nhiều các logo các đã tồn tại trước đây. Cuối cùng, logo tạo ra được một ngôn ngữ hình ảnh mà có thể sử dụng trong mọi thông điệp của thành phố.

ứng dụng của logo melbourne

ứng dụng của logo melbourne

 

Bài học thương hiệu:

Logo của các thành phố không nhất thiết phải trông thật quá “formal” và tẻ nhạt. Chúng có thể được áp dụng bất cứ xu hướng, phong cách thiết kế mới nào khác, mà qua thời gian không bị phai nhạt.

 

5. Heart & Stroke Foundation

logo heart stroke trước và sau

Logo mới của Heart & Stroke logo là đỉnh cao của phong cách tối giảm. Nhà thiết kế Paule Scher đã biến một logo từ hỗn loạn thành một thông điệp đơn giản tinh tế. Việc đặt các biểu tượng gần nhau cũng tạo ra sự gắn kết, mạch lạc của tổng thể logo.

Trademark này của The Heart & Stroke có sức mạnh đủ để loại bỏ hoàn toàn tên thương hiệu, thay cho bất cứ vị trí, phòng ban, đơn vị,.. nào giúp logo có tính ứng dụng cao hơn (nhìn logo này nếu bạn có suy nghĩ: “thế này thì mình cũng thiết kế được” thì bạn lại giống tôi )

ứng dụng của logo heart stroke

ứng dụng của logo heart stroke

ứng dụng của logo heart stroke

 

Bài học thương hiệu:

Điều ấn tượng nhất về logo này chính là việc sử dụng chỉ 2 hình khối đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm ra chỉ bằng Microsoft Word. Thế nhưng khi xét cho cùng, trong thiết kế đồ họa, quan trọng không phải ở chỗ thiết kế của bạn phức tạp thế nào để chứng minh trình độ nghề của designer, mà tính ứng dụng của nó ra sao.

 

6. Kodak

logo kodak trước và sau

Chắc cũng không có ai xa lạ gì với thương hiệu Kodak— công ty mà người ta thường mua film cho máy ảnh. Không thể phủ nhận rằng, Kodak trong những năm qua đã trải qua rất nhiều biến động, thăng trầm, bởi sự ra đợi của máy ảnh kỹ thuật số đã loại bỏ hoàn toàn nhu cầu sử dụng máy phim ảnh.

Thế nhưng, Kodak cũng đã vượt qua được giai đoạn khó khăn đó. Trong lần thay đổi nhận diện thương hiệu, họ muốn quay trở lại với “bản ngã” của mình, thứ đã tạo nên thành công cho Kodak.

ứng dụng của logo kodak

Năm 2006, Kodak đã quyết định loại bỏ khối chữ K thành một dạng wordmark đơn giản, thế nhưng sau này họ lại đổi ý. Sử dụng font chữ không chân sans-serif hiện đại, hình ảnh của logo trở nên nổi bật và đơn giản, giúp cho những sản phẩm của Kodak trở nên hấp dẫn hơn.

ứng dụng của logo kodak 2

ứng dụng của logo kodak 3

 

Bài học thương hiệu

Khi thiết kế cho những thương hiệu lớn có bề dày lịch sử tương tự như Kodak, sẽ rất khó để bạn vứt bỏ đi mọi thứ.

 

7. Deliveroo

logo deliveroo trước và sau

Công ty giao hàng đồ ăn tại Anh, Deliveroo gần đây đã hợp tác với DesignStudio để thiết kế lại logo thương hiệu của mình, biến đổi từ hình ảnh của một con kangaroo tới một biểu tượng minh họa cho bàn tay ra dấu hiệu khác.

Họ lựa chọn hình khối, góc cạnh lớn, với những mảng màu dầy dặn để đem tới cho thương hiệu cảm giác tràn đây năng lượng và vui nhộn. Thiết kế bắt kịp theo xu hướng đương đại, và đặc biệt ứng dụng lên áo đồng phục hay thẻ nhân viên giúp cho hình ảnh của họ trở nên dễ nhận diện hơn.

ứng dụng của logo deliveroo

ứng dụng của logo deliveroo

 

Bài học thương hiệu:

Việc Deliveroo sử dụng các mảng màu lớn đem lại những thành công không ngờ cho thương hiệu, logo sẽ không bị lạc nhịp nếu sử dụng các màu sắc khác.

 

8. Pandora

logo pandora trước và sau

Mặc dù bộ nhận diện thương hiệu này của Pandora vẫn còn khá gây tranh cãi khi Paypal kiện công ty này từ đầu năm 2017 do có sự vi phạm nhãn hiệu. Tuy nhiên, chúng ta sẽ nhìn nhận dưới góc đồ thiết kế nhiều hơn là so về vấn đề pháp lý.

Logo cũ của Pandora là dưới dạng typography, sử dụng toàn bọ sử dụng font serif có chân. Còn sau khi được thay đổi, họ laị đổi sang font chữ không chân hiện đại hơn. Sử dụng chữ P làm icon chính cho logo. Điều thú vị là thay vì sử dụng đúng chữ p viết thường như trong wordmark, icon này là dùng chữ P viết hoa

ứng dụng của logo pandora

Cũng giống như Spotify, Pandora cần đại diện cho những phong cách âm nhạc và các nền văn hóa khác nhau. Pandora đi sâu vào ứng dụng nhận diện của mình vào âm nhạc hơn so với đối thủ của mình.

 

Bài học thương hiệu:

Cách Pandora cố gắng dành sự tập trung của mình vào sự đa phong cách. Nó thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp với cộng đồng người dùng. Với những chủ đề như âm nhạc, thứ gắn chặt với tính cá nhân và gốc văn hóa, Pandora đã làm điều này rất tốt cho thương hiệu của mình.

 

9. Optus “Yes”

logo optus trước và sau

Một trong những bộ nhận diện thương hiệu nhận được nhiều sự yêu thích nhất trong một vài năm trở lại đây. Agency từ Australia: Re đã biến Optus thành một logo ấn tượng.

Bằng việc áp dụng câu thần chú Optus “Yes”, Re đã tạo ra một hình ảnh năng động hoàn toàn mới giúp thương hiệu trở nên nổi bật, khi so sánh với các công ty truyền hình cáp khác của Mỹ như Comcast Cox hay Time Warner.

Thương hiệu khi đứng một mình cũng không bị quá đơn độc, hoặc khi kết hợp với nhiều các lựa chọn giải trí khác, chúng cũng đều trở nên hài hòa.

ứng dụng của logo optus

ứng dụng của logo optus

ứng dụng của logo optus

 

Bài học thương hiệu

Trong khi các công ty truyền hình cáp khác mắt kẹt trong việc thể hiện lối “high-tech” đến tẻ nhạt, Optus đã lựa chọn một hướng đi hoàn toàn khác, vui vẻ, năng động và thân thiện.

 

10. 99u

logo 99u trước và sau

99u là một trang blog tuyệt vời, họ xuất bản sách và tổ chức các buổi hội thảo hàng năm. Nên thứ nhất, họ đã có đội ngũ sáng tạo tốt, và thứ hai, hình ảnh của thương hiệu sẽ gắn chặt với các sự kiện hội thảo, do đó mỗi năm chúng sẽ thay đổi 1 lần.

Điểm làm nên thành công của thương hiệu 99u là bởi hệ thống các yếu tố đi kèm cùng quy chuẩn sử dụng đã giúp cho dù phải thay đổi mỗi năm, thương hiệu 99u vẫn rất dễ dàng được nhận diện.

ứng dụng của logo 99u

 

Bài học thương hiệu:

Đối với những thương hiệu cần phải ứng dụng trên nhiều nền tảng, hoặc cập nhật thường xuyên, việc quan trọng nhất cần phải làm là tạo ra các quy chuẩn hỗ trợ cho sáng tạo thương hiệu, nhưng đồng thời vẫn giữ được đặc tính cốt lõi.

 

11. Zendesk

logo zendesk trước và sau

Zendesk là một trong những công cụ phần mềm giúp các doanh nghiệp khắp mọi nơi trên thế giới cung cấp các giải pháp tức thì cho khách hàng của họ. Logo cũ là một ông phật phúc hậu, đang đeo một chiếc micro

Mặt bằng chung mà nói, Zendesk có thể là một sản phẩm công nghệ khá “buồn tẻ”. Logo cũ có thể rất độc đáo và thú vị tại thời điểm đó, nhưng khả năng tồn tại qua thời gian là rất kém. Bằng việc biến đổi logo sang các dạng hình khối đơn giản, lập tức thương hiệu trở nên dễ dàng nhận dạng hơn.

Bài học thương hiệu

Đừng chê bai những hình khối đơn giản. Việc loại bỏ những chi tiết thừa thãi, tập trung vào những hình khối cần thiết nhiết, sẽ làm tăng sức mạnh cho thương hiệu lên gập nhiều lần.

Nguồn: uplevo

Designer là gì? 5 câu hỏi thường gặp về nghề design

         Designer là cụm từ đang xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp các ‘mặt trận’, từ câu lạc bộ trong trường đại học đến các công ty, cửa hàng lớn nhỏ, hầu như bất kì tổ chức nào cũng cần đến Designer.

Vậy thì Designer là gì?

Hãy cùng iDesign tìm hiểu thêm về nghề design nhé!

Designer Là Gì? Khám Phá Thế Giới Của Một Designer

 

Designer và graphic designer?

designer

Designer là từ trong tiếng Anh, dịch ra có nghĩa là nhà thiết kế. Hiện nay, nghề design đang là nghề rất được nhiều người theo đuổi với mức lương hấp dẫn.

Designer là vị trí được mọi doanh nghiệp chiêu mộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bài viết này chỉ tập trung vào graphic designer – nhà thiết kế đồ họa.

Trước hết chúng ta cần biết thiết kế đồ họa là gì. Tất cả những poster phim ảnh, tạp chí thời trang, logo của các công ty,.. chúng chính là “sản phẩm đồ họa” bạn thấy hàng ngày. Một cách nôm na, “đồ họa” là một từ khái quát để gọi các thành phần “chữ viết”, “hình ảnh”, “màu sắc” và “bố cục” – 4 yếu tố chủ chốt trong mọi sản phẩm.. Từ định nghĩa đó, “thiết kế đồ họa” là cách sắp xếp chữ, căn chỉnh hình ảnh, lựa chọn màu sắc và sáng tạo bố cục để sản phẩm đồ họa cuối cùng có một tổng thể bắt mắt và thu hút người xem nhất có thể, đó cũng là công việc chính của người thiết kế đồ họa, hay graphic designer.

5 câu hỏi thường gặp về nghề design?

1. Designer làm những gì để tạo ra các ấn phẩm thiết kế đồ họa?

Designer có thể sử dụng các hình minh họa bằng tay hoặc các phần mềm trên máy tính với vô vàn công cụ hỗ trợ.

Những phần mềm như Adobe Illustrator hay Photoshop đã trở thành trợ thủ đắc lực của dân thiết kế đồ họa.

2. Những điều chúng ta không làm nhưng designer cần làm

Mặc dù hầu hết các designer luôn sẵn có tính sáng tạo, nhưng họ không chỉ làm việc với bằng riêng khả năng sáng tạo. Họ phải dành thời gian nghiên cứu thêm nhiều nguyên tắc thiết kế. Việc này vô cùng quan trọng để tìm ra cách sử dụng các yếu tố thiết kế truyền tải các thông điệp, giá trị cần thiết, cũng như gợi lên những cảm xúc nhất định cho người xem.

Một số designer còn cần hiểu về các khía cạnh công nghệ của thiết kế để tạo ra các sản phẩm công nghệ cho công ty. Ví dụ, một nhà thiết kế giao diện web sẽ tạo các khung sườn, sơ đồ trang web và các điều hướng đơn giản giúp tối ưu trải nghiệm người dùng.

3. Graphic designer sẽ làm những gì khác trong suốt quá trình thiết kế?

Bên cạnh việc chuyển biến hình ảnh thương hiệu, các đề xuất giá trị thành ấn phẩm đồ họa, designer cũng chịu các trách nhiệm chuyên môn trong một dự án thiết kế.

Các nhiệm vụ ấy bao gồm lên ý tưởng concept (thường là với nhóm), tham dự các cuộc họp về dự án chung, chú ý đến những gì khách hàng đang sử dụng nhiều, thuyết trình, giải thích các bản thiết kế dự thảo khác nhau, hoàn chỉnh thiết kế,…

4. Làm việc với designer và thỏa thuận ngân sách

Có rất nhiều cách tìm kiếm designer. Hợp tác qua các agency hoặc làm việc với những người làm freelance. Dù bằng cách nào đi nữa, bạn sẽ cần chuẩn bị giao tiếp một cách hiệu quả để designer hiểu được rõ những yêu cầu đề ra.

Yêu cầu càng cụ thể thì thiết kế càng dễ đạt hiệu quả truyền đạt thông tin. Tối thiểu chỉnh sửa, yêu cầu rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp hạn chế chi phí. Thường sẽ có 1 hoặc 2 lần điều chỉnh giá trong mỗi dự án.

5. Quy trình làm việc hiệu quả nhất với designer

Mỗi người có một quy trình làm việc và thiết kế riêng, tuy nhiên vẫn có một cách xác định quy trình tốt nhất để làm việc với các designer. Trước khi đề nghị hợp tác, hãy chắc chắn rằng bạn đã nghiên cứu kĩ liệu họ có phù hợp với dự án của bạn không. Tiến trình tốt nhất là khi bạn và designer xây dựng được 1 mối quan hệ tốt, giao tiếp hiệu quả và có những sản phẩm tuyệt đẹp.

Hy vọng là sau bài viết trên, iDesign sẽ giúp các bạn hiểu thêm ít nhiều về nghề thiết kế.

Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường phù hợp để bắt đầu công việc design, hãy gia nhập cộng đồng iDesign để cùng trải nghiệm các lớp học thiết kế cực năng động nhaa!

Đánh tan COVID, Giảm ngay 10% học phí toàn khóa học

💪 Giảm nỗi lo COVID-19, #iDesign triển khai gói giảm 10% học phí toàn khóa học cho tất cả học viên đăng ký nhập học trước 15/5/2020.

🍀 Thiết kế đồ họa đang được săn đón, có kỹ năng về thiết kế đồ họa sẽ giúp bạn có công việc tốt, mức lương cao.

🍀 #iDesign – Đào tạo và cam kết hỗ trợ việc làm sẽ giúp bạn đạt được điều đó.

Khi tham gia học tại #iDesign bạn sẽ được:

👉 Học chuyên sâu vào lĩnh vực thiết kế
👉 Tiết kiệm thời gian và chi phí
👉 Học cùng chuyên gia
👉 Hỗ trợ tìm việc làm sau tốt nghiệp
=================================
Các khóa học sắp khai giảng:
+ Thiết kế web chuyên nghiệp
+ Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp
+ Thiết kế 3D & 3D Animation

🔖 Xem chi tiết các khóa học tại: https://idesign.edu.vn/
🔖 Đăng ký học: https://idesign.edu.vn/dang-ky-hoc

#iDesign – #Nâng_tầm_thiết_kế_cho_bạn.

10 Chrome Extension hay dành cho designer

Hầu hết trên các trình duyệt hiện nay đều có hỗ trợ việc sử dụng các extension phục vụ nhu cầu học tập và làm việc của mỗi cá nhân.

Ở bài viết này, mình xinh tổng hợp một số extension trên Chrome mà các designer thường hay sử dụng.

 

1. WhatFont

 

2. Window Resizer

 

 3. Page Ruler

 

4. PerfectPixel

 

5. PickMonkey

 

6. SVG Grabber

 

7. Ninja Fontface

 

8. Custom Cursor

 

9. Site Patelle

 

10. Mai Lan image search

 

Trên đây là một số extension có thể sẽ hữu ích cho các bạn. Nếu các bạn có biết thêm extension nào thì hãy đừng ngại mà cùng comment bên dưới để chia sẽ cho mọi người cùng sử dụng nha.

.Nguồn: j2team

Khai giảng: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP GD06 ( Còn 3 chỗ – Đăng ký ngay)

KHAI GIẢNG CHÍNH THỨC LỚP: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA CHUYÊN NGHIỆP GD06

👉👉 Ngày 28/05 vừa qua, iDesign đã tổ chức khai giảng chính thức lớp Thiết kế đồ họa GD06

 

>>>Lớp sẽ bắt đầu học chính thức vào: 03/06/2019 <<<

👉👉 NHANH TAY ĐĂNG KÝ khoá học THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ CHUYÊN NGHIỆP TẠI #IDESIGN các bạn nhé

Đăng ký ngay: https://idesign.edu.vn/dang-ky-hoc

 Học và sử dụng thành thạo các công cụ hữu ích nhất hiện nay: 
#Adobe_Photoshop
#Adobe_Illustrator
#Adobe_Lightroom
#Kỹ_năng_thiết_kế_và_xây_dựng_thương_hiệu

🔺 Đào tạo bài bản từ A – Z với giáo trình chuẩn quốc tế

👉👉 Chi tiết về khóa học:
https://idesign.edu.vn/cac-kh…/khoa-hoc-thiet-ke-do-hoa.html


————————-
iDesign – Đào tạo thiết kế chuyên nghiệp
🏫 92 Quang Trung, Hải Châu, TP. Đà Nẵng
☎️ Hotline: 02363 888 279
🖥 Website: https://idesign.edu.vn

    Đồ án GD01: ENVIRONMENT PROTECT 

    🌟 Đồ án GD01 – Thiết kế đồ họa: ENVIRONMENT PROTECT ( Bảo vệ môi trường )

    Học viên: Trần Văn Đức
    Giảng viên: Trần Đức Hùng

    ( Thời gian hoàn thành đồ án: 1 Tháng )

    LOGO

    – Lấy hình tượng cây xanh tượng trưng cho môi trường và hệ sinh thái
    – Hình tượng những bàn tay đan xen nhau thể hiện sự chung tay của mọi người trong việc bảo vệ môi trường

    ĐỒ ÁN BAO GỒM:

    – Thiết kế logo
    – Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
    – Thiết kế giao diện trang Web

    Sau đây là trọn bộ thiết kế của bạn Đức:

     

     

    6 màu sắc bạn nên sử dụng trong năm 2019

    Màu sắc giúp định hình mọi thứ từ cảm xúc đến các sản phẩm chúng ta mua. Mỗi năm mới lại xuất hiện một xu hướng màu mới và cho dù bạn là nhà Marketing hay là nhà thiết kế đồ họa, việc biết trước những xu hướng màu sắc rất hữu ích cho công việc của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi đã tổng hợp một số xu hướng màu sắc lớn nhất của năm 2019 và gợi ý nhanh cách sử dụng chúng trong thiết kế.

    Tương tự như xu hướng thời trang, cũng có những xu hướng thiết kế đến và đi qua mỗi năm. Mặc dù có những nguyên tắc trường tồn với thời gian nhưng việc sử dụng xu hướng màu sắc mới làm cho thiết kế của bạn trông hiện đại hơn.

    Năm nay, chúng tôi dự đoán rằng các màu xu hướng sẽ đậm và sáng. Trong khi năm ngoái chúng ta đã thấy các màu sắc thường phẳng và nhẹ nhàng, năm nay chúng ta đang thấy các thiết kế đến từ tương lai, với giao diện đẹp và màu sắc sống động.

    Dưới đây là sáu xu hướng màu sắc mà chúng tôi dự đoán sẽ phổ biến trong thế giới thiết kế trong năm 2019.

    1. Living Coral (màu cam san hô)

    2019 sẽ là một năm tươi sáng. Pantone vừa công bố màu sắc của năm 2019 và ngay lập tức làm hài lòng mọi người, đó là một màu đậm và vui tươi tràn đầy năng lượng. Đánh giá theo lựa chọn của Pantone, bảng màu đang chờ chúng ta vào năm 2019 không có nguy cơ bị nhàm chán hay buồn tẻ. Màu sắc năm nay thực sự là một cú đấm bất ngờ và chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy vui vẻ và lạc quan, lan tỏa một sự rung cảm mạnh mẽ ngay cả vào những ngày xám xịt nhất của mùa đông.

    Living-Coral-2019-01.

    Ảnh: Viacheslav Danishevskyi​

    Với màu sắc này, Pantone cố tình thách thức xu hướng đen trắng cực kỳ tối giản mà rất nhiều công ty đang đón nhận trong năm nay, để ủng hộ sự lạc quan với đầy màu sắc. Màu này không chỉ là một màu nhấn bắt mắt trong logo, bao bì, bìa sáchthiết kế web, mà còn chiếm vị trí trung tâm trong xu hướng gradient đang diễn ra mà chúng ta thấy ở khắp mọi nơi trong năm 2019.

    Living-Coral-2019.

    Ảnh: ZeBang​

    Các công ty lớn như Apple đã áp dụng xu hướng màu sắc kết hợp tự nhiên và công nghệ với thiết kế iPhone mới của họ. Đó là tín hiệu cho thấy con đường thành công dài phía trước của Living Coral.

    2. Màu sắc sống động

    Con người dễ dàng bị thu hút bởi những thứ họ nhìn thấy, màu sắc có thể giúp nhà thiết kế thu hút sự chú ý của người dùng và truyền đạt thông điệp. Và năm nay, họ đang thu hút sự chú ý với các tác phẩm bằng cách sử dụng màu sắc tươi sáng và sống động.

    Đã đến lúc bỏ đi để chơi an toàn với màu sắc bị tắt trong thiết kế của bạn. Năm 2019, chúng ta sẽ được chứng kiến những màu sắc rực rỡ hơn, nổi bật hơn sẽ ngự trị.

    mau-hong.

    Ảnh: xuliqun​

    3. Hồng

    Như chúng tôi đã đề cập ở trên, năm 2019 sẽ tập trung vào việc thu hút sự chú ý của người xem và khơi gợi cảm xúc. Cách nào tốt hơn để làm điều này hơn là thử một chút màu hồng. Xuyên suốt ý nghĩa giới tính truyền thống, màu hồng đang chứng tỏ là một màu linh hoạt trong thế giới thiết kế, được tìm thấy ở khắp mọi nơi từ các tài liệu tiếp thị đến thiết kế iPhone.

    Màu hồng là một màu sắc mạnh mẽ để khơi gợi cảm xúc người xem.

    mau-hong-cam-xuc.

    Ảnh: Berin Catic​

    4. Lime green

    Đầu năm nay, Shutterstock đã phát hành báo cáo xu hướng màu sắc năm 2019 của họ. Trong báo cáo này, họ phát hiện ra rằng UFO màu xanh lá cây, hồng Plastic và Tím proton đang có sức hút mạnh mẽ.

    [​IMG] ​

    Dựa trên các phân tích và dữ liệu được thu thập từ hàng tỷ lượt tìm kiếm hình ảnh trên trang web của họ, Shutterstock cũng nhận thấy rằng Lime Green hiện là màu được tìm kiếm phổ biến nhất.

    Màu Lime green là màu liên quan đến tự nhiên, tự tin và năng lượng. Và theo tâm lý màu sắc, nó được cho là thúc đẩy cảm giác sống động, tươi mới và sáng tạo.

    b>5. Tông màu đất

    <

    Với việc sử dụng mạng xã hội ở mực cao nhất trong việc sống ảo như hiện nay, có một số nhà thiết kế đang tìm cách khiến người xem cảm thấy tự nhiên hơn.

    nau-dat.

    Ảnh: Mario Šimić

    Các tông màu đất đang nổi lên như một xu hướng hàng đầu, theo ông Sue Wadden, Giám đốc tại Sherwin-Williams chia sẻ với Forbes. Sue dự đoán rằng chúng ta sẽ thấy một sự phát triển mạnh của các tông màu đất như taupes, xanh lá cây, xanh dương và yến mạch trong các thiết kế trong năm nay.

    Nếu bạn đang tìm cách thu hẹp khoảng cách giữa thiên nhiên và thiết kế, bạn sẽ thấy những màu sắc thoải mái này hoàn hảo cho thiết kế của bạn.

    6. Vàng

    Màu vàng toát lên sự sang trọng, thành công, thành tích và chiến thắng. Nó cũng liên quan chặt chẽ đến hoàng gia, sự giàu có và thường là giai cấp.

    Vàng từ lâu đã là một màu chủ đạo trong thiết kế, nhưng, nhờ những cải tiến trong công nghệ, cả trên màn hình và in ấn, năm nay là thời điểm tốt để sử dụng vàng trong các thiết kế của bạn.

    mau-vang. ​

    Thêm điểm nhấn của vàng trong thiết kế của bạn sẽ mang lại cho họ cảm giác sang trọng và sang trọng.

    Vàng sáng hơn sẽ thu hút sự chú ý của người xem, trong khi vàng đậm hơn sẽ mang lại sự phong phú và ấm áp cho các thiết kế của bạn. Bạn cũng có thể thử thêm một điểm nhấn vàng vào bảng màu lấy cảm hứng từ thiên nhiên gồm cam, xanh lá cây, nâu hoặc thậm chí Living Coral để thêm hiệu ứng.

    Theo xu hướng táo bạo khác mà chúng ta sẽ thấy trong năm 2019 và một sự thay đổi so với xu hướng thiết kế phẳng của năm 2018, việc sử dụng màu sắc và các yếu tố kim loại sẽ giúp bạn củng cố các thiết kế và kiểu chữ của mình trong năm tới

    Nguồn: designervn.net

    Khai giảng khóa học: Thiết kế đồ họa GD03

    Thiết kế đồ họa là gì?

    Thay vì đi thẳng vào khóa học thì trước tiên iDesign sẽ chỉ ra các sản phẩm đồ họa thường thấy để các bạn dễ hình dung.

    Hãy nhớ đến những lúc bạn ngồi ở nhà chờ xe buýt, bạn có thấy các áp phích quảng cáo lộng lẫy được treo ở phía sau?

    nhà-chờ-xe-buýt

    Hãy nhớ đến các lần bạn đến rạp xem phim, bạn có thấy các tấm poster quảng cáo phim bắt mắt được trưng bày khắp rạp chiếu?

    Image result for poster phim

    Hãy nhớ đến những khi bạn xem tạp chí thời trang, bạn có thấy thích thú khi đọc những bài viết được trình bày một cách chỉn chu và trau chuốt đến từng trang?

    Hay mỗi khi có ai nhắc đến công ty công nghệ đình đám Apple, có phải bạn nhớ ngay đến logo quả táo cắn dở nổi tiếng?

    Đúng vậy, những tấm áp phích quảng cáo, poster phim, cách trình bày của tạp chí và logo các công ty… chính là “sản phẩm đồ họa” bạn thấy hàng ngày nhưng có thể chưa biết gọi tên.

    Định nghĩa một cách nôm na, “đồ họa” là một từ khái quát để gọi các thành phần nhỏ hơn là “chữ viết”, “hình ảnh”, “màu sắc” và “bố cục”.

    Nếu bạn để ý kỹ thì sẽ thấy sản phẩm đồ họa nào cũng có những yếu tố trên nhưng lại được trình bày một cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích và đối tượng tiếp nhận.

    Từ định nghĩa đó, “thiết kế đồ họa” là một ngành học dạy bạn cách sắp xếp chữ, căn chỉnh hình ảnh, lựa chọn màu sắc và sáng tạo bố cục để sản phẩm đồ họa cuối cùng có một tổng thể bắt mắt và thu hút người xem nhất có thể.

     

    Đến với khóa học: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA 2D tại iDesign bạn sẽ được:

    LỘ TRÌNH HỌC BÀI BẢN VỚI CÁC CHUYÊN GIA NHIỀU NĂM KINH NGHIỆM:
    💪Làm chủ 2 công cụ bắt buộc phải có khi bước chân vào nghề đồ họa: #Photoshop và #Illustrator
    💪Bắt đầu bằng việc gây dựng tư duy, ý tưởng thiết kế
    💪Thiết kế được hàng nghìn LOGO, tạp chí, banner, poster…
    💪Edit, chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp cùng #Adobe_Lightroom
    💪Thiết kế giao diện website, app chuẩn thương mại

    💪Hỗ trợ cài đặt công cụ, giải đáp thắc mắc trọn đời

     CHỈ 6 THÁNG THÀNH THẠO THIÊT KẾ, hỗ trợ việc làm sau khi kết thúc khóa học: https://bit.ly/2ElRWpS

    💥💥💥 THÀNH THẠO THIÊT KẾ CHUYÊN NGHIỆP CÙNG IDESIGN
    >>>Khai giảng: 17/12/2018 – Còn 3 chỗ

    CHI TIẾT VỀ KHÓA HỌC

    ĐĂNG KÝ NGAY

    Giảm 10% học phí toàn khóa học

     

    Giới thiệu trí tuệ nhân tạo style2paints – khi AI tập tô màu tranh vẽ siêu nhanh và đẹp

    Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến gần hơn bao giờ hết, trí thông minh nhân tạo nhanh chóng là mũi nhọn được nhiều cường quốc trên thế giới đầu tư và phát triển.

    Hôm nay mình giới thiệu mọi người một dự án có tên style2paints – một con AI có khả năng nhìn 1 bức ảnh, sau đó dựa vào các idol có sẵn (data training) thực hiện công việc tô màu và project này ngoài vui vẻ ra còn có thể áp dụng trong công việc hằng ngày như tô màu truyện tranh.

    Nghe có vẻ thú vị đúng không? Thực ra mình thấy dự án này hay ho và vui vẻ nhất trong tất cả dự án trí thông minh nhân tạo mình được xem trên Github.

    Bài viết này gồm 3 phần chính:

    • Giới thiệu về style2paints và những gì nó có thể làm.
    • Hướng dẫn sử dụng app style2paints trực tiếp trên web.
    • Hướng dẫn sử dụng chức năng nâng cao trong style2paints.
    • Những tác phẩm rất đẹp từ style2paints (rất đáng chiêm ngưỡng).

    Nào, cùng mình tìm hiểu những gì style2paints có thể làm được trong bài viết này nhé!

    Lưu ý: bài viết mang tính giới thiệu cho người đọc 1 công cụ thú vị để vọc vạch.
    Sở dĩ mình giới thiệu vì có app ngay trên web để mọi người cùng test.
    Bài viết không đề cập đến việc làm thế nào phát triển được trí thông minh nhân tạo tương tự style2paints, cũng không đề cập tới các thuật toán vì người viết không có kiến thức trong lĩnh vực này.

    I. Giới thiệu về style2paints:

    Style2paints được tạo ra bởi lllyasviel – không có bất cứ thông tin nào về lập trình viên này trên Github. Style2paints chính thức phát triển cũng tầm hơn 1 năm và mới đây, lllyasviel đã realease V4 với nhiều cải tiến đáng kinh ngạc.

    II. Hướng dẫn sử dụng app style2paints:

    #1: Truy cập website: http://s2p.moe. Nếu đang vào mà nhảy qua lỗi: The server is too busy now chịu khó nhấn F5 vài lần là được do nhiều người xài quá.
    Giao diện và phím tắt khi sử dụng app style2paints nền web

    ∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

    #2: Chuẩn bị đồ nghề để test:

    a. Tải ảnh raw vẽ sẵn tại đây để test: link tải ảnh để test.

    b. Hay hơn là truy cập những link dưới để lấy ảnh, rất nhiều ảnh đẹp sẵn có:

    c. Ngoài ra các bạn có thể tải ảnh lên trực tiếp từ máy tính như ảnh dưới:

    ∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

    #3: Giao diện sau khi thêm ảnh sẽ trông như thế này:

    ∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

    #4: Hãy nhìn bên tay trái, có rất nhiều idol cho bạn chọn. Hãy chọn idol có màu sắc bạn thích:

    ∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

    #5: Ảnh gốc của bạn đã biến đổi theo phong cách idol bạn chọn, trông ảo hơn hình gốc ở #3nhiều đúng không nào!

    ∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

    #6: Bạn có thể sử dụng các phím tắt:
    • Lăn chuột giữa để zoom lên xuống để nhìn rõ các chi tiết hơn.
    • Chuột phải để di chuyển bức ảnh để kéo tới chi tiết bạn cần xem.
    • Giữ Alt sẽ ra hình bút chấm màu để xác định màu, Alt + Click trái để lấy màu.
    • Chuột trái để chọn và thêm như ảnh sáng và đổ bóng,…

    ∴ ∴ ∴ ◊ STOP HERE – #7 có ảnh GIF nên a/e đừng lướt vội ◊ ∴ ∴ ∴

    #7: Bạn cũng có thể thay đổi màu sắc ở 1 số điểm đặc biệt bằng cách chọn màu và click để thêm các ô tròn chứa màu bạn mong muốn. Xem ảnh gif để hiểu:
    Coi hết cái gif tầm 20s này là hiểu liền

    ∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

    #8: Muốn tải về anh em chỉ việc nhấn nút:

    III. Hướng dẫn nâng cao với Style2Paints:

    1. Đổ bóng và kiểm soát ánh sáng:

    Trong chế độ Rendering Mode bạn có thể điều khiển màu sắc và hướng của ánh sáng (đổ bóng). Công cụ cũng cung cấp các tool giúp bạn dễ dàng thay đổi ánh sáng và đổ bóng.

    • Sử dụng hình tròn để thêm ánh sáng và bóng tối.
    • Sử dụng dấu nhân để loại bỏ ánh sáng và bóng tối.
    Ảnh minh họa đánh dấu vùng sáng và tối (đã render)

    Nhìn vào ảnh trên các bạn có thể thấy những điểm tròn cho ánh sáng mạnh, những điểm nhân chéo giúp loại bỏ ảnh sáng và đổ bóng cho ra bức ảnh có chiều sâu hơn.

    2. Tìm hiểu 2 chế độ careful mode và careless mode:

    Chắc bạn có thắc mắc tại sao có 2 chế độ ở đây?
    • Trong chế độ careful, AI sẽ tô màu thật cẩn thận và kết quả cho ra thường rất sắc nét và sạch đẹp.
    • Trong chế độ careless, AI sẽ tô màu theo cách riêng của nó và kết quả thường ngầu hơn, ảo hơn và đôi khi là xấu vl.
    Hình trên cho bạn cái nhìn tổng quan về 2 chế độ so với ảnh gốc
    Nói chung mình hướng dẫn tới đây để a/e biết thằng này rất hay và vui vẻ. Nó còn rất dễ sử dụng và có nhiều tính năng độc đáo khác. Nói ra hết thì dông dài, để anh em tự khám phá đôi khi lại hay.

    Video hướng dẫn:

    IV. Những tác phẩm rất đẹp từ trí thông minh nhân tạo style2paints:

    Ảnh 1 – xem cách làm ở phút 13 trong video trên:

    ∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

    Ảnh 2 – xem ở 00:42 trên video:

    ∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

    Ảnh 3 – xem ở phút 09:46 trong video trên:

    ∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

    Ảnh 4 – xem ở phút 07:57 trong video trên:

    ∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

    Ảnh 5 – xem ở phút 01:04 trong video trên:

    ∴ ∴ ∴ ◊ ∴ ◊ ∴ ∴ ∴

    Ảnh 6 – xem ở phút 06:19 trong video trên:

    Tạm tạm như vậy đã. Các bạn có thể đóng góp cho bài viết này thêm nhiều màu sắc bằng cách comment link imgur.com tới file ảnh mình đã tạo, có thể do chính tay bạn vẽ hoặc 1 nhân vật anime bạn yêu thích.

    Kiến thức cơ bản cần biết khi chỉnh sửa hình ảnh

    Bạn đã bao giờ cần chỉnh sửa hình ảnh trên máy tính của mình chưa, nhưng không biết cách bắt đầu? Ví dụ: giả sử bạn được yêu cầu chỉnh sửa ảnh cho bản tin hoặc bài viết trên blog của công ty. Hoặc có thể bạn chỉ muốn chỉnh sửa số bức ảnh nghỉ trước khi chia sẻ chúng với bạn bè của bạn.

    Việc chỉnh sửa hình ảnh nghe có vẻ hơi phức tạp, nhưng bạn không cần phải là một nhà thiết kế hoặc nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để tìm hiểu cách hoạt động của nó. Bạn cần bằng chứng? Hãy xem những hình ảnh dưới đây. Chúng tôi có thể làm cho bức ảnh này trông đẹp hơn rất nhiều với một vài điều chỉnh đơn giản và chúng mất chưa tới năm phút để hoàn thành.

    intro_dragonfly.

    Cho dù bạn cần làm việc với hình ảnh ở nhà hay tại văn phòng, hướng dẫn này sẽ bao gồm những điều cơ bản để bạn biết để bắt đầu. Bạn sẽ có thể áp dụng các kỹ thuật này trong hầu như mọi phần mềm chỉnh sửa hình ảnh.

    Khi bạn biết các nguyên tắc cơ bản, bạn có thể xem một số hướng dẫn khác của chúng tôi để tìm hiểu thêm về cách sử dụng các ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh cụ thể:

    Hiểu các khái niệm cơ bản

    Chúng ta thường xuyên bắt gặp các hình ảnh kỹ thuật số. Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một hình ảnh trên một máy tính hoặc trên điện thoại, tất cả hình ảnh đó đều là tập tin hình ảnh kỹ thuật số. Khi bạn chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số, bạn sẽ lưu ảnh dưới dạng tệp hình ảnh. Ngay cả những hình ảnh bạn xem ngoại tuyến, giống như hình ảnh trên báo và tạp chí, có thể đã bắt đầu dưới dạng tệp hình ảnh kỹ thuật số trước khi chúng được in.

    Nhưng bạn có bao giờ nghĩ về cách các tệp hình ảnh hoạt động không? Dưới đây là một số điều cơ bản bạn nên biết.

    Điểm ảnh (Pixel)

    Mỗi ảnh kỹ thuật số được tạo thành từ các pixel, thường được viết tắt là px. Bạn có thể nghĩ về pixel như một hình vuông nhỏ được tô bởi một màu cụ thể. Khi bạn nhìn vào một tập tin hình ảnh trên một máy tính, bạn đang thực sự nhìn vào ngàn hay hàng triệu điểm ảnh. Nhưng vì mỗi pixel quá nhỏ, bạn thường sẽ không nhận thấy từng pixel trừ khi bạn phóng to nó lên.

    basic_pixel_web_box.

    Kích thước

    Khi bạn nói về chiều cao và chiều rộng của một hình ảnh, thông số đó gọi là kích thước hình ảnh. Ví dụ: nếu hình ảnh rộng 500 pixel và cao 200 pixel, bạn có thể nói rằng kích thước của hình ảnh là 500px x 200px (chiều rộng thường được liệt kê trước). Hãy xem xét một vài ví dụ khác.

    Hình ảnh dưới đây là 450px x 300px. Bởi vì hình ảnh này có chiều rộng lớn hơn chiều cao, nó gọi là ảnh có định hướng landscape (cảnh quan).

    intro_dim_land_crop. ​

    Hình ảnh dưới đây là 300px x 450px. Bởi vì hình ảnh này là có chiều cao lớn hơn chiều rộng, nên gọi là một bức ảnh định hướng portrait chân dung.

    intro_dim_port_crop. ​


    Độ phân giải

    Bạn có thể nghĩ về độ phân giải của hình ảnh như số lượng chi tiết có trong hình ảnh đó. Độ phân giải càng cao, hình ảnh càng có chất lượng tốt. Độ phân giải đặc biệt quan trọng nếu bạn đang nghĩ đến việc in hoặc thay đổi kích thước hình ảnh. Đó là bởi vì bạn thường có thể làm cho một hình ảnh nhỏ hơn mà không nhận thấy nhiều sự khác biệt về chất lượng. Tuy nhiên, khi làm cho một hình ảnh lớn hơn kích thước gốc thì thường dẫn đến hiện tượng vỡ Pixel, hình ảnh có chất lượng không còn cao.

    Trong ví dụ bên dưới, phiên bản nhỏ hơn vẫn trông sắc nét và rõ ràng :

    basic_resolution_small_arrow.

    Nhưng nếu bạn cố gắng làm cho một hình ảnh có độ phân giải thấp trở nên lớn hơn, nó đơn giản sẽ không có đủ chi tiết để nhìn tốt ở kích thước mới. Như bạn có thể thấy trong ví dụ bên dưới, hình ảnh được chỉnh kích thước bị mờ và không có nhiều chi tiết. Bạn cũng có thể nhận thấy rằng một số phần của hình ảnh xuất hiện răng cưa của hiện tượng vỡ pixel .

    intro_res_big_edge.

    Vì vậy, hãy nhớ, bạn thường có thể làm cho một hình ảnh nhỏ hơn mà không nhận thấy giảm chất lượng, nhưng bạn nên tránh làm cho một hình ảnh lớn hơn kích thước ban đầu của nó.

    Định dạng tệp hình ảnh

    Có nhiều định dạng tệp khác nhau mà bạn có thể sử dụng. Điều quan trọng là phải hiểu các khái niệm cơ bản về định dạng tệp hình ảnh, cùng với các định dạng phổ biến nhất bạn sẽ thấy khi làm việc với hình ảnh.

    Kích thước tệp và nén hình ảnh

    Các tệp hình ảnh kỹ thuật số có thể rất lớn và chiếm nhiều không gian ổ cứng. Bởi vì điều này, nhiều định dạng tệp có thể nén để giảm kích thước tập tin. Có hai loại nén tệp chính:

    • Lossy : Loại nén này loại bỏ một số thông tin từ hình ảnh và làm giảm chất lượng tổng thể để giảm kích thước tệp.
    • Lossless : Loại nén này không loại bỏ bất kỳ thông tin nào từ hình ảnh, nhưng nó thường không thể giảm kích thước tập tin nhiều như lossy.

    Hình ảnh sử dụng tính năng nén mất dữ liệu có thể được lưu ở các mức chất lượng khác nhau. Chất lượng càng thấp, kích thước tệp càng nhỏ — đó là do việc giảm chất lượng cũng sẽ xóa nhiều thông tin hơn khỏi hình ảnh. Trong ví dụ bên dưới, bạn có thể thấy cùng một hình ảnh được lưu ở các mức chất lượng khác nhau:

    basic_compression_aligned.


    Định dạng tệp được đề xuất

    Đây là những định dạng tệp phổ biến nhất. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng chúng:

    • JPEG : Được phát âm là “jay-peg” , loại tệp này thường được sử dụng cho ảnh và hầu hết máy ảnh kỹ thuật số lưu ảnh ở định dạng này theo mặc định. JPEG sử dụng tính năng nén lossy.
    • PNG : Phát âm là “ping” hoặc “png “ , loại tệp này thường được sử dụng cho đồ họa và hình minh họa, mặc dù nó cũng có thể được sử dụng cho ảnh. PNG sử dụng nén lossless.

    Các định dạng tệp phổ biến khác

    Có nhiều định dạng tệp hình ảnh khác mà bạn có thể gặp phải. Một định dạng hình ảnh phổ biến là GIF . Được phát âm là ” gif ” hoặc ” jif “, loại tệp GIF ban đầu được thiết kế cho đồ họa nhưng giờ đây nó được sử dụng phổ biến nhất cho các hình ảnh động đơn giản cho web. Ví dụ, hình ảnh dưới đây là một tập tin GIF động.

    [​IMG]

    Ngoài ra còn có một số định dạng tập tin không sử dụng nén, chẳng hạn như RAW và BMP. Ví dụ: một số máy ảnh kỹ thuật số sử dụng định dạng RAW để lưu hình ảnh chất lượng cao. Bởi vì các định dạng này không nén, các tệp thường lớn hơn nhiều so với tệp JPEG hoặc PNG.

    Nguồn: designervn.net