Anh em thiết kế nào cũng sẽ có một bộ sưu tập font chữ độc đáo để sẵn trong máy. Thế nhưng nếu hỏi ngược lại “Font chữ trên logo Twitter, Instagram, adidas… là font gì?” thì chưa chắc chúng ta đã trả lời được. Bài viết này sẽ bật mí font chữ của một loạt thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cho anh em TECHRUM.
Facebook dùng font “Klavika” ZARA dùng “Didot” nhưng đã được thiết kế để các chữ cái sát vào nhau
Supreme hoá ra dùng mẫu font rất đơn giản- “Futura”
Nike và Supreme dùng chung bộ font?
“Avant Garde” được chọn làm font cho adidas
Ông lớn thời trang Calvin Klein cũng chọn font chữ này nhưng với nét mảnh mai hơn
“Univers” thêm chút màu mè là thành ebay
Logo của Instagram viết bằng kiểu chữ bay bướm của “Billabong”
Tên bộ font tạo nên logo Microsoft hơi khó đọc
Anh em thiết kế chắc biết rõ về bộ font chân phương “Alternate Gothic” tạo nên YouTube
Twitter dùng font “Pico”.
Có một điều hài hước rằng “pico” trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “mỏ”, khớp với hình tượng chú chim trong logo của mạng xã hội này
Hãng nước tăng lực Red Bull dùng font “Futura BQ”
Hãng vận chuyển FedEx sử dụng “Futura” nhưng đã thu hẹp khoảng cách giữa hai ký tự “d” và “E”
Kinder dùng font rất quen thuộc là “Helvetica”
Energizer cũng vậy, nhưng là “Helvetica nghiêng”
Loạt phim Star Wars cũng chọn font chữ này nhưng nhà thiết kế cố tình kéo dài một số nét để tạo điểm nhấn cho thương hiệu
Font chữ của hãng mỹ phẩm Nivea có cái tên khá mạnh mẽ- Đại bàng/ “Eagle”
Từ sau này, hễ nhìn thấy Tik Tok là tôi là nghĩ đến Batman
Thêm một vụ “chia nhau xài chung font” nữa. Lần này là Kênh truyền hình Discovery cũng với “Gotham”
Và cuối cùng là Skype với bộ font quốc dân- “Arial”
Nguồn gốc của thuật ngữ phong cách kiến trúc Georgian là gì? Georgian đề cập đến phong cách phổ biến trong thời đại của bốn vị quốc vương Anh: George I, George II, George III (Những người đứng đầu vương quốc trong Chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ), và George IV. Họ cai trị từ năm 1714 đến 1830.
Phong cách Kiến trúc Georgian
Kiến trúc Anh trong thời kỳ này được lấy cảm hứng từ chủ nghĩa cổ điển của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Niềm đam mê với các khái niệm như hình học và tỷ lệ đã dẫn đến khao khát áp dụng tính đối xứng trong thiết kế kiến trúc, khao khát này đã lan truyền đến tận New York thông qua những cuốn sách hướng dẫn về kiến trúc.
Phong cách Georgian ngày nay
Tại Mỹ, niềm đam mê ban đầu với kiến trúc phong cách Georgian kéo dài cho đến khoảng năm 1780. Sự hồi sinh của kiến trúc Georgian du nhập vào Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và duy trì sự phổ biến đến những năm 1950. Những phiên bản trước đó đã được xây dựng và chi tiết hóa, những phiên bản sau này – được xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở lớn hơn – có xu hướng hiện đại hơn. Ngày nay, các kiến trúc sư và nhà xây dựng tiếp tục được tạo cảm hứng bởi kiến trúc Georgian, sử dụng những tỷ lệ tinh tế và những chi tiết cổ điển của nó như một điểm khởi đầu cho kế hoạch xây cất ngôi nhà phù hợp với phong cách sống ngày nay.
Thời kì đầu Georgian: Phẩm chất thô sơ
Lịch sử kiến trúc phong cách Georgian được chia thành ba giai đoạn: Đầu – Giữa – Cuối Georgian.
Những ngôi nhà thuộc kiến trúc đầu Georgian thường ở dạng hình hộp chữ nhật có một hoặc hai tầng, hai phòng sâu, với cửa sổ bố trí theo quy tắc đối xứng nghiêm ngặt. Các cửa ra vào có cửa sổ được đặt trên đỉnh một bậc thang dốc, với một thanh chắn gỗ đơn giản ở trên. Hầu hết các ngôi nhà Georgian ở New England đều có khung, nhưng ở một số nơi khác ở Mỹ thì chúng lại được xây bằng gạch hoặc đôi khi là đá.
Thời kì giữa Georgian: Tinh tế và mang tính thời đại
Những ngôi nhà xây dựng vào thời kỳ Giữa Georgian thường cao hai hoặc ba tầng, với tỷ lệ tinh tế hơn những phiên bản thời kỳ trước. Những khung gỗ được loại bỏ và thay bằng các cột trụ bao quanh lối vào. Những ngôi nhà được xậy bằng gạch, gỗ và đôi khi cả đá. Cửa sổ Palladian, của sổ hình elip và cửa sổ đỉnh tròn được đưa vào sử dụng.
Hình ảnh: Ngôi nhà theo phong cách Georgian được xây bằng gạch tại miền Nam nước Mỹ này bố trí các ống khói giúp tản nhiệt. Mái vòm trung tâm kết hợp với cửa sổ Palladian.
Thời kì cuối Georgian: Trang trí thanh lịch
Kiến trúc Cuối Georgian (thỉnh thoảng được gọi là phong cách Federal) thậm chí còn khoác lên mình những chi tiết trang trí hào nhoáng hơn. Điển hình, trong ngôi nhà này, mái đua được tôn tạo bằng đường gờ răng cưa, các cửa sổ được gắn các lanh tô đá đỉnh vòm, các cấp được chia cắt bằng các đường băng, và cửa trước được đánh dấu bằng một bộ khung tinh xảo được hỗ trợ bởi các trụ ốp tường trang trí.
Xem một số ảnh duới để hiểu hơn về các chi tiết ngoại thất phong cách Georgian.
Mái dốc hai bên
Không giống như số ít ngôi nhà kiểu thuộc địa thời kỳ đầu còn sót lại đến ngày nay, nhiều ngôi nhà phong cách Georgian ban đầu vẫn tồn tại. Trong số đó, khoảng 40% có kiểu mái dốc hai bên (giống như ngôi nhà Georgian hiện tại trong bức ảnh).
Mái tầng
Có khoảng ¼ những ngôi nhà phong cách Georgian Phục hưng ngày nay có kiểu mái tầng. Mái tầng là kiểu mái mà mỗi mặt có 2 tầng độ dốc khác nhau, tầng thấp hơn sẽ có độ dốc lớn hơn tầng bên trên. Mái tầng có thể hoặc không có gờ ở chân mái. Mái tầng không có đỉnh tam giác thường được biết đến với tên gọi mái Mansard.
Mái hình tháp
¼ khác trong số những ngôi nhà kiểu Georgian Phục hưng lại có kiểu mái hình tháp, tức là mái dốc xuống về phía các bức tường ở mỗi bên của ngôi nhà, và không có đỉnh tam giác.
Trên đây là một số phân tích về phong cách Kiến trúc Georgian. Ở bài sau, Idesign sẽ cập nhật thêm các hình thái khác của phong cách Kiến trúc Georgian, các bạn nhớ đón đọc nhé.
Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN VÀ QUẢN LÝ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN HRS VIỆT NAM
Mức lương: 7 TRIỆU TRỞ LÊN ( tùy theo năng lực + Thưởng hoàn thành cv) Mô tả công việc: – Thiết kế giao diện website theo yêu cầu, làm banner, ảnh slide, thiết kế logo, catalogue…. Yêu cầu công việc: – Có kinh nghiệm thiết kế ít nhất 1 năm.
– Thành thạo các phần mềm thiết kế: Abobe photoshop, Abobe illustrator… – Ứng viên gửi hoặc đưa link những SP đã từng làm kèm theo CV – Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm tốt
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 34 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà nẵng.
Hotline: Ms Hà 0949520075
Mail: docaothanhha68@gmail.com