10 Thiết Kế Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Không Thể Bỏ Qua

Thương hiệu chính là nền tảng và nội lực của mỗi doanh nghiệp. Không thể phủ nhận rằng, để chiếm được một vị trí vững chắc trong tâm trí của khách hàng, mọi doanh nghiệp đều phải xây dựng một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và được yêu mến. Và đó là lời lý giải ngắn gọn nhất cho tầm quan trọng của một bộ nhận diện thương hiệu đối với bất cứ một công ty nào.

“Khách hàng không mua sản phẩm, dịch vụ. Họ đang mua câu chuyện, mua sự thân thuộc và các giải pháp để giải quyết vấn đề của họ tốt hơn.”

Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Hệ thống này bao gồm những yếu tố gì? Làm thế nào để doanh nghiệp sở hữu thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp và hiệu quả? Hãy cùng iDesign khám phá ngay trong bài viết này.

Brand – Thương hiệu không và sẽ không bao giờ chỉ là một Logo, một Website, hay một thiết kế Name card, đó là hành trình trải nghiệm cảm xúc của khách hàng với doanh nghiệp.

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu hay Brand Identity chính là bộ mặt của một thương hiệu. Có nhiều quan điểm cho rằng, thương hiệu là một khái niệm về cảm xúc mang tính triết học, là một loại tài sản vô hình. Còn bộ nhận diện thương hiệu chính là thứ đại diện cho những ý tưởng và mục đích lớn của doanh nghiệp.

Bộ nhận diện thương hiệu giúp thu hút khách hàng mới và đồng thời khiến khách hàng hiện tại cảm thấy thoải mái và cảm thấy thân thuộc. Yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định liệu bộ nhận diện thương hiệu này có đem lại hiệu quả hay không chính là sự nhất quán.

bộ nhận dạng thương hiệu là gì

Dự án thiết kế Logo & nhận diện thương hiệu LUXOR Bar Cafe – Karaoke – thiết kế bởi ThiCao

Để quản lý việc ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đo lường cũng như kiểm soát mọi điểm chạm nơi thương hiệu sẽ tiếp xúc với khách hàng.

Hệ thống nhận diện thương hiệu – Corporate Identity Program bao gồm những gì?

Hệ thống nhận diện thương hiệu được viết tắt bởi CIP – Corporate Identity Program hiểu đơn giản là tất tần tật những điểm chạm về mặt thị giác đối với khách hàng. Mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu hệ thống nhận diện khác nhau, tuy nhiên tựu chung lại vẫn sẽ có một vài điểm cơ bản:

1. Logo, Slogan , Tagline, các đặc tính của thương hiệu: Những yếu tố cơ bản đầu tiên mà bạn bắt buộc phải xây dựng cho nhận diện thương hiệu để tạo sự nhất quán như: Logo, màu sắc, font chữ, hệ thống hình ảnh sử dụng, icon, hình minh họa,…

2. Hệ thống nhận diện tại văn phòng: Trong hệ thống nhận diên này, các đầu mục mà bạn cần thiết kế có thể kể đến như: tiêu đề thư, name card, đồng phục, biển bảng, mẫu hợp đồng, hóa đơn chứng từ, áo mưa, huy hiệu, thẻ ra vào,…

3. Hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM: Các thiết kế POSM như biển bảng quảng cáo, banner, poster, standee, catalogue, brochure, tờ rơi, tài liệu bán hàng, quầy hàng, kệ sản phẩm,…

4. Hệ thống nhận diện trên Internet: Website, Landing Page, App Mobile, Hình ảnh trên mạng xã hội, hệ thống hình ảnh chạy quảng cáo Banner Ads, Google Ads, Facebook Ads

Quy trình 6 bước thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp

Có 6 bước tất cả trong quy trình thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp, để giúp doanh nghiệp bạn sở hữu hình ảnh ấn tượng và khác biệt. Cùng khám phá chi tiết với Uplevo các bước đó là gì ngay dưới đây:

 

1. Xác định khách hàng mục tiêu trước khi thiết kế

Trước khi bắt tay vào thiết kế logo và ứng dụng nhận diện thương hiệu, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là xác định khách hàng mục tiêu. Đây có thể nói là giai đoạn quan trọng bậc nhất trong quy trình thiết kế bởi lẽ, chính khách hàng và thị trường sẽ quyết định thay bạn: màu sắc của thương hiệu trông thế nào? Logo sẽ là biểu tượng, hay dạng typeface? Và thông điệp bạn muốn truyền tải là gì?

Bạn sẽ cần khắc họa bức tranh tổng quan nhất về thị trường, đối thủ và khách hàng mục tiêu. Trong marketing nói chung và branding nói riêng, có 2 cách để xác định: Nhân khẩu học (demographics) và tâm lý học (psychographics).

A. Xác định demographics của khách hàng mục tiêu

Bạn cần trả lời các câu hỏi quan trọng sau đây:

1. Giới tính là gì?

2. Khách hàng thuộc nhóm tuổi nào?

3. Công việc của họ là gì?

4. Họ sinh sống và làm việc ở đâu?

5. Mức thu nhập của khách hàng là bao nhiêu?

6. Dựa vào cụ thể từng sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể phân tích sâu hơn về các yếu tố như trình độ học vấn, ngôn ngữ, quốc gia, chiều cao, cân nặng,…

B. Xác định psychographics của khách hàng mục tiêu

Bạn cần trả lời các câu hỏi quan trọng sau đây:

1. Họ thường tham gia các hoạt động nào? Sở thích và hành vi của họ?

2. Những vấn đề của khách hàng mục tiêu liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp

3. Các giá trị liên quan tới sản phẩm và dịch vụ của bạn

Một số các yếu tố liên quan đến tâm lý khác mà bạn có thể quan tâm như: Hành vi mua sắm, địa điểm ăn uống ưa thích, mối quan tâm đến chính trị, các lựa chọn giải trí,… Nếu bạn muốn sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu thành công, bạn cần có những đặc tính thương hiệu liên quan tới đối tượng này

 

2. Xây dựng các giá trị của thương hiệu

Ở trong giai đoạn này, bạn cần xác định rất rõ sản phẩm/dịch vụ của bạn có điểm gì khác biệt và nổi bật hơn so với đối thủ trên thị trường. Bạn cần trả lời câu hỏi quan trọng bậc nhất:“ Tại sao khách hàng nên chọn chúng ta, mà không nên chọn đối thủ?”

sự khác biệt hóa trong thương hiệu

Dự án thiết kế Logo & nhận diện thương hiệu TPBank – thiết kế bởi ThiCao

Hãy vạch ra các đầu dòng cụ thể những thông điệp và giá trị mà bạn nghĩ khách hàng sẽ cảm thấy ưa thích chúng. Đừng mơ hồ và chung chung như “Dịch vụ của tôi chuyên nghiệp hơn của đối thủ”, hãy trả lời bằng các lý do thật sự rõ ràng và mạch lạc.

3. Lựa chọn màu sắc cho thương hiệu

Sau khi đã xác định được chân dung của khách hàng và những giá trị khác biệt của thương hiệu. Giờ là lúc bạn đi vào xây dựng ngôn ngữ hình ảnh. Và yếu tố đầu tiên chính là lựa chọn màu sắc chính để thể hiện cho thương hiệu.

Màu sắc chính sẽ được ứng dụng ở mọi nơi mà thường hiệu xuất hiện – Logo, Card visit, biển bảng, website, đồng phục nhân viên,…

Do đó bạn cần thấu hiểu về tâm lý học màu sắc.

Các màu sắc khác nhau sẽ tác động tới bộ não của con người khác nhau. Văn hóa địa phương cũng có mối liên kết tới tâm lý của màu sắc. Dưới đây là những đặc tính của chúng mà bạn nên tham khảo:

Màu đỏ: Nguy hiểm, đam mê, tình yêu và khẩn cấp

Màu vàng: Hạnh phúc, ấm áp và lạc quan

Màu xanh nước biển: Sự yên bình, tin tưởng và bảo mật

Màu cam: Sự thú vị, tự tin và cảnh báo

Màu xanh lá cây: Sức khỏe, tự nhiên và tăng trưởng

Màu tím: Hoàng gia, sắc đẹp và thông thái

Màu hồng: Lãng mạn, dịu dàng, và nữ tính

Màu đen: Sang trọng, bí hiểm và che giấu

Màu trắng: Tinh khiết, cởi mở và minh bạch

4. Tiến hành thiết kế Logo

Ở giai đoạn này, bạn sẽ tiến hành thiết kế Logo cho thương hiệu của mình, phản ánh các giá trị của doanh nghiệp để truyền tải tới khách hàng mục tiêu. Đây là lúc bạn kết tinh toàn bộ các thông tin, dữ liệu bạn thu thập ở 3 bước trên, để tạo nên một Logo có tính nhận diện tốt, và dễ dàng ghi nhớ.

Ở các đơn vị Agency thiết kế chuyên nghiệp, quy trình thiết kế Logo sẽ phải trải qua vô vàn các bước nữa, từ phác thảo trên giấy, đến phác thảo trên máy, thử nghiệm độ hiệu quả nhận diện bằng khảo sát,…

tiến hành thiết kế logo

 

5. Lựa chọn Font chữ cho thương hiệu

Mặc dù font chữ – typography không đóng một vai trò quan trọng như Logo hay màu sắc, nó vẫn là một yếu tố không thể thiếu giúp thương hiệu của bạn tăng được yếu tố nhận diện và khả năng truyền tải thông điệp.

Có ba loại font chữ chính bạn sẽ lựa chọn: 1 cho Logo, 1 cho phần tiêu đề chính, và 1 cho toàn bộ nội dung khác trên website hay ấn phẩm thiết kế.

Bạn có thể chọn lựa font chữ từ 3 website hữu ích này để sử dụng:

1. Google Fonts

2. Adobe Typekit

3. Wordmark.it

6. Thiết kế cuốn cẩm nang nhận diện thương hiệu

Mục đích của cuốn cẩm nang nhận diện thương hiệu sẽ cung cấp chi tiết các hướng dẫn sử dụng cho từng yếu tố trong thường hiệu. Đây là yếu tố bắt buộc để đảm bảo sự nhất quán khi sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp.

thiết kế cẩm nang nhận diện thương hiệu

Những yếu tố quy chuẩn cơ bản nằm trong cẩm nang thương hiệu bao gồm:

1. Tổng quan về lịch sử thương hiệu, tầm nhìn & sứ mệnh, tính cách cũng như các giá trị cốt lõi của thương hiệu.

2. Các thông điệp chính, tuyên ngôn về nhiệm vụ của thương hiệu.

3. Cẩm nang sử dụng Logo, các trường hợp được phép và không được phép.

4. Bảng màu – Hệ thống màu chính và màu phụ của thương hiệu.

5. Typography – Hệ thống các font chữ sử dụng trên toàn bộ nhận diện.

6. Phong cách hình ảnh phù hợp với thường hiệu

7. Các hướng dẫn triển khai các ứng dụng nhận diện thương hiệu khác: tài liệu văn phòng, biển bảng, ứng dụng trên Digital,…

Mẫu thiết kế bộ nhận diện đẹp của các thương hiệu nổi tiếng

Dưới đây là danh sách của 10 bộ nhận diện thương hiệu vô cùng nổi tiếng mà bạn có thể học hỏi. Những thiết kế này không chỉ đem lại hiệu quả về mặt hình ảnh (đồng thời cả về mặt kinh doanh của thương hiệu) mà nó còn khẳng định sâu sắc hơn sức mạnh của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường.

10 bộ nhận diện thương hiệu không thể bỏ qua

 

1. Airbnb

logo Airbnb trước và sau

Một vài năm trước, Airbnb đã đưa ra quyết định là cần phải “refresh” lại toàn bộ hế thống thiết kế nhận diện thương hiệu của mình, và lựa chọn đơn vị thiết kế DesignStudio ở San Francisco làm đối tác. Sau khi thay đổi lại nhận diện thương hiệu, nó đã gây ra một cuộc tranh cãi trong cả cộng đồng design lẫn  những người không phải designer.

Tuy vậy, cũng giống như đa phần các logo khác sau khi sửa đổi (y hệt trường hợp của Instagram), rất dễ dàng nhận ra rằng họ đã đưa ra những quyết định đúng đắn. Từ việc thay đổi logo dạng chữ, dạng logo dạng biểu tượng chữ “A” đã tạo ra sức ảnh hưởng không tưởng.

ứng dụng của logo Airbnb

DesignStudio đã thành công trong việc tổng hợp được đặc tính của thương hiệu: tính quốc tế, sự thân thiện, tính khám phá, thuộc về tự nhiên của Airbnb. Đồng nghĩa với việc, tối giản hình thức logo từ dạng chữ sang dạng icon, loại bỏ hoàn toàn rào cản ngôn ngữ, và khiến nó trở nên dễ dàng nhận diện trên toàn cầu.

Kết hợp với đa dạng các bảng màu sắc, phong cách chụp ảnh, bất cứ một nền văn hóa hay đất nước nào cũng có thể kết hợp với thương hiệu, logo của Airbnb.

ứng dụng của logo Airbnb

 

Bài học thương hiệu:

Ở trong trường hợp này, bộ nhận diện thương hiệu cũ của Airbnb không làm cho người xem thấy sự liên tưởng tới giá trị, và nhu cầu của doanh nghiệp. Sự thay đổi không đơn giản chỉ là bản update vá lỗi, nó còn là cuộc cách mạng thực sự cho chính Airbnb.

Họ đã dám chấp nhận rủi ro của sự thay đổi để có thể mang tới hình ảnh chuyên nghiệp nhất cho khách hàng của mình.

2. Spotify

logo spotify trước và sau

Spotify, nền tảng nghe nhạc của Thụy Điển, được mọi người trên khắp thế giới yêu thích. Thế nhưng phiên bản gốc của logo Spotify, mang hơi hướm phong cách funky, chắc chắn không thể nào có sức mạnh như logo ở thời điểm hiện tại.

ứng dụng của logo spotify

Spotify thực hiện sự thay đổi này vào năm 2013, tập trung vào hình tròn chưa những sóng radio. Một điều thành công nữa của bộ nhận diện thương hiệu Spotify là khả năng ứng dụng trên nhiều màu sắc khác nhau. Mặc dù màu xanh này vẫn là màu chính, nhưng chắc chắn đây không phải lựa chọn duy nhất để sử dụng trong mọi trường hợp.

Với việc kết hợp đa dạng các kỹ thuật thiết kế: duotone, gradients và đồ họa pop art, Spotify đã khẳng định được giá trị và đặc điểm khác biệt của mình, đại diện cho nhiều nghệ sĩ với nhiều phong cách khác nhau trên thế giới.

ứng dụng của logo spotify

 

Bài học thương hiệu

Đừng để màu sắc là nỗi sợ hãi. Cân nhắc sử dụng các trường phái, kỹ thuật thiết kế khác nhau để tạo ra chìa khóa thành công cho hình ảnh của thương hiệu.

3. Australian Open

logo australian open trước và sau

The Australian Open quyết định làm lại bộ nhận diện thương hiệu của họ vào năm 2016 bởi đơn vị thiết kế Landor Australia. Họ đã hoàn toàn loại bỏ bóng dáng của logo cũ, khoác lên thương hiệu một dáng vẻ hoàn toàn mới. Agency loại bỏ hình ảnh liên quan tới vận động viên tennis hay bóng tennis, giản thể chúng dưới 2 chữ cái duy nhất “AO”.

Họ còn giản thể luôn những chi tiết thừa thãi trong logo như dấu gạch ngang trong chữ A. Kết quả là hệ thống thương hiệu trở nên nổi bật, khỏe khoắn, và tràn đầy sức sống.

ứng dụng của logo australian open

ứng dụng của logo australian open

ứng dụng của logo australian open

 

Bài học thương hiệu

Đôi khi, bạn cũng cần có cái nhìn, suy nghĩ hoàn toàn khác về logo hiện tại của mình. Nếu như chúng không thật sự đại diện cho tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị bạn đem tới cho khách hàng, logo cần phải thay đổi. Đồng thời, đừng sợ việc làm tối giản hệ thống nhận diện thương hiệu xuống thành logo không một chi tiết thừa thãi.

 

4. City of Melbourne

logo melbourne trước và sau

Một bộ nhận diện thương hiệu làm lại khác là của City of Melbourne vào năm 2009. Thành phố Melbourne đã từng có một logo rất rất “an toàn”. Nó bao gồm tất tần tật những yếu tố làm nên một thành phố. Từ “city”: có, “mặt trời”: có. “cột nhà”: có.

Một logo khá tẻ nhạt. Thành phố cũng có vấn đề khi mỗi một đơn vị đều sở hữu logo riêng biệt, không có sự nhất quán trong thương hiệu.

ứng dụng của logo melbourne

Cho tới năm 2009, Melbourne quyết định làm lại nhận diện thương hiệu, hoàn toàn thay đổi logo cũ, và giới thiệu hệ thống thương hiệu hoàn toàn mới. Cần phải nói thêm rằng, để một thành phố, thuộc chính phủ đưa ra quyết định thay đổi này là một điều hết sức mới lạ.

Dễ dàng thấy, thiết kế mới vô cùng ấn tượng. Nó mang lại rất rất nhiều điều tuyệt vời cho thương hiệu của Melbourne. Đầu tiên, nó phản ánh chân thực nền văn hóa sôi động của Melbourne và làm chúng trở nên hấp dẫn hơn với du khách trên thế giới.

Thứ hai, nó là sự thống nhất của rất nhiều các logo các đã tồn tại trước đây. Cuối cùng, logo tạo ra được một ngôn ngữ hình ảnh mà có thể sử dụng trong mọi thông điệp của thành phố.

ứng dụng của logo melbourne

ứng dụng của logo melbourne

 

Bài học thương hiệu:

Logo của các thành phố không nhất thiết phải trông thật quá “formal” và tẻ nhạt. Chúng có thể được áp dụng bất cứ xu hướng, phong cách thiết kế mới nào khác, mà qua thời gian không bị phai nhạt.

 

5. Heart & Stroke Foundation

logo heart stroke trước và sau

Logo mới của Heart & Stroke logo là đỉnh cao của phong cách tối giảm. Nhà thiết kế Paule Scher đã biến một logo từ hỗn loạn thành một thông điệp đơn giản tinh tế. Việc đặt các biểu tượng gần nhau cũng tạo ra sự gắn kết, mạch lạc của tổng thể logo.

Trademark này của The Heart & Stroke có sức mạnh đủ để loại bỏ hoàn toàn tên thương hiệu, thay cho bất cứ vị trí, phòng ban, đơn vị,.. nào giúp logo có tính ứng dụng cao hơn (nhìn logo này nếu bạn có suy nghĩ: “thế này thì mình cũng thiết kế được” thì bạn lại giống tôi )

ứng dụng của logo heart stroke

ứng dụng của logo heart stroke

ứng dụng của logo heart stroke

 

Bài học thương hiệu:

Điều ấn tượng nhất về logo này chính là việc sử dụng chỉ 2 hình khối đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm ra chỉ bằng Microsoft Word. Thế nhưng khi xét cho cùng, trong thiết kế đồ họa, quan trọng không phải ở chỗ thiết kế của bạn phức tạp thế nào để chứng minh trình độ nghề của designer, mà tính ứng dụng của nó ra sao.

 

6. Kodak

logo kodak trước và sau

Chắc cũng không có ai xa lạ gì với thương hiệu Kodak— công ty mà người ta thường mua film cho máy ảnh. Không thể phủ nhận rằng, Kodak trong những năm qua đã trải qua rất nhiều biến động, thăng trầm, bởi sự ra đợi của máy ảnh kỹ thuật số đã loại bỏ hoàn toàn nhu cầu sử dụng máy phim ảnh.

Thế nhưng, Kodak cũng đã vượt qua được giai đoạn khó khăn đó. Trong lần thay đổi nhận diện thương hiệu, họ muốn quay trở lại với “bản ngã” của mình, thứ đã tạo nên thành công cho Kodak.

ứng dụng của logo kodak

Năm 2006, Kodak đã quyết định loại bỏ khối chữ K thành một dạng wordmark đơn giản, thế nhưng sau này họ lại đổi ý. Sử dụng font chữ không chân sans-serif hiện đại, hình ảnh của logo trở nên nổi bật và đơn giản, giúp cho những sản phẩm của Kodak trở nên hấp dẫn hơn.

ứng dụng của logo kodak 2

ứng dụng của logo kodak 3

 

Bài học thương hiệu

Khi thiết kế cho những thương hiệu lớn có bề dày lịch sử tương tự như Kodak, sẽ rất khó để bạn vứt bỏ đi mọi thứ.

 

7. Deliveroo

logo deliveroo trước và sau

Công ty giao hàng đồ ăn tại Anh, Deliveroo gần đây đã hợp tác với DesignStudio để thiết kế lại logo thương hiệu của mình, biến đổi từ hình ảnh của một con kangaroo tới một biểu tượng minh họa cho bàn tay ra dấu hiệu khác.

Họ lựa chọn hình khối, góc cạnh lớn, với những mảng màu dầy dặn để đem tới cho thương hiệu cảm giác tràn đây năng lượng và vui nhộn. Thiết kế bắt kịp theo xu hướng đương đại, và đặc biệt ứng dụng lên áo đồng phục hay thẻ nhân viên giúp cho hình ảnh của họ trở nên dễ nhận diện hơn.

ứng dụng của logo deliveroo

ứng dụng của logo deliveroo

 

Bài học thương hiệu:

Việc Deliveroo sử dụng các mảng màu lớn đem lại những thành công không ngờ cho thương hiệu, logo sẽ không bị lạc nhịp nếu sử dụng các màu sắc khác.

 

8. Pandora

logo pandora trước và sau

Mặc dù bộ nhận diện thương hiệu này của Pandora vẫn còn khá gây tranh cãi khi Paypal kiện công ty này từ đầu năm 2017 do có sự vi phạm nhãn hiệu. Tuy nhiên, chúng ta sẽ nhìn nhận dưới góc đồ thiết kế nhiều hơn là so về vấn đề pháp lý.

Logo cũ của Pandora là dưới dạng typography, sử dụng toàn bọ sử dụng font serif có chân. Còn sau khi được thay đổi, họ laị đổi sang font chữ không chân hiện đại hơn. Sử dụng chữ P làm icon chính cho logo. Điều thú vị là thay vì sử dụng đúng chữ p viết thường như trong wordmark, icon này là dùng chữ P viết hoa

ứng dụng của logo pandora

Cũng giống như Spotify, Pandora cần đại diện cho những phong cách âm nhạc và các nền văn hóa khác nhau. Pandora đi sâu vào ứng dụng nhận diện của mình vào âm nhạc hơn so với đối thủ của mình.

 

Bài học thương hiệu:

Cách Pandora cố gắng dành sự tập trung của mình vào sự đa phong cách. Nó thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp với cộng đồng người dùng. Với những chủ đề như âm nhạc, thứ gắn chặt với tính cá nhân và gốc văn hóa, Pandora đã làm điều này rất tốt cho thương hiệu của mình.

 

9. Optus “Yes”

logo optus trước và sau

Một trong những bộ nhận diện thương hiệu nhận được nhiều sự yêu thích nhất trong một vài năm trở lại đây. Agency từ Australia: Re đã biến Optus thành một logo ấn tượng.

Bằng việc áp dụng câu thần chú Optus “Yes”, Re đã tạo ra một hình ảnh năng động hoàn toàn mới giúp thương hiệu trở nên nổi bật, khi so sánh với các công ty truyền hình cáp khác của Mỹ như Comcast Cox hay Time Warner.

Thương hiệu khi đứng một mình cũng không bị quá đơn độc, hoặc khi kết hợp với nhiều các lựa chọn giải trí khác, chúng cũng đều trở nên hài hòa.

ứng dụng của logo optus

ứng dụng của logo optus

ứng dụng của logo optus

 

Bài học thương hiệu

Trong khi các công ty truyền hình cáp khác mắt kẹt trong việc thể hiện lối “high-tech” đến tẻ nhạt, Optus đã lựa chọn một hướng đi hoàn toàn khác, vui vẻ, năng động và thân thiện.

 

10. 99u

logo 99u trước và sau

99u là một trang blog tuyệt vời, họ xuất bản sách và tổ chức các buổi hội thảo hàng năm. Nên thứ nhất, họ đã có đội ngũ sáng tạo tốt, và thứ hai, hình ảnh của thương hiệu sẽ gắn chặt với các sự kiện hội thảo, do đó mỗi năm chúng sẽ thay đổi 1 lần.

Điểm làm nên thành công của thương hiệu 99u là bởi hệ thống các yếu tố đi kèm cùng quy chuẩn sử dụng đã giúp cho dù phải thay đổi mỗi năm, thương hiệu 99u vẫn rất dễ dàng được nhận diện.

ứng dụng của logo 99u

 

Bài học thương hiệu:

Đối với những thương hiệu cần phải ứng dụng trên nhiều nền tảng, hoặc cập nhật thường xuyên, việc quan trọng nhất cần phải làm là tạo ra các quy chuẩn hỗ trợ cho sáng tạo thương hiệu, nhưng đồng thời vẫn giữ được đặc tính cốt lõi.

 

11. Zendesk

logo zendesk trước và sau

Zendesk là một trong những công cụ phần mềm giúp các doanh nghiệp khắp mọi nơi trên thế giới cung cấp các giải pháp tức thì cho khách hàng của họ. Logo cũ là một ông phật phúc hậu, đang đeo một chiếc micro

Mặt bằng chung mà nói, Zendesk có thể là một sản phẩm công nghệ khá “buồn tẻ”. Logo cũ có thể rất độc đáo và thú vị tại thời điểm đó, nhưng khả năng tồn tại qua thời gian là rất kém. Bằng việc biến đổi logo sang các dạng hình khối đơn giản, lập tức thương hiệu trở nên dễ dàng nhận dạng hơn.

Bài học thương hiệu

Đừng chê bai những hình khối đơn giản. Việc loại bỏ những chi tiết thừa thãi, tập trung vào những hình khối cần thiết nhiết, sẽ làm tăng sức mạnh cho thương hiệu lên gập nhiều lần.

Nguồn: uplevo

30 designers nổi tiếng thế giới dưới đây chắc chắn sẽ tạo nguồn cảm hứng vô cùng lớn cho bạn

30 designers nổi tiếng mà bạn nên biết

Nếu như bạn có dự định theo đuổi con đường làm một designer, thì danh sách 30 designers nổi tiếng thế giới dưới đây chắc chắn sẽ tạo nguồn cảm hứng vô cùng lớn cho bạn. Bật mí nhỏ rằng trong danh sách này có người Việt Nam mình đấy nhé. Cùng khám phá ngay thôi:

01. Aaron Draplin

designer Aaron Draplin

Sinh ra tại thành phố Detroit, Aaron Draplin là một graphic designer không qua bất cứ một trường lớp nào cả, và chỉ khám phá ra tài năng của mình thông qua một sự kiện trượt tuyết khi anh đã 19 tuổi.

Sau khi dành khoảng 2 năm tự đọc sách về thiết kế, anh đã lập tức ghi điểm bằng sản phẩm thiết kế đầu tiên của mình, đánh dấu những bước đi đầu tiên trong con đường này.

02. Richard Perez

designer richard perez

Richard Perez là designer có thể khiến bạn mỉm cười bất cứ lúc nào. Với hồ sơ khách hàng “khủng” như Google và Facebook, cũng đủ để người ta hiểu được tầm chuyên môn của Richard.

03. Lauren Hom

designer lauren hom

Lauren Hom là nhà thiết kế đồ họa tại Brooklyn nổi tiếng bởi nhữung mảng màu sắc sáng và những dạng chữ vui nhộn. Ngoài thiết kế cho những khách hàng lớn như tạp chí TIME và YouTube, bạn cũng có thể gặp Lauren đâu đó đang ngồi vẽ tường cho quán ăn quán café tại New York.

04. Frank Chimero

designer frank chimero

Luôn cầm trong tay mình một quyển sách và chiếc bút, Frank Chimero luôn đắm chìm trong những suy nghĩ về thiết kế. Đam về công việc, Chimero tự đứng ra mở một studio thiết kế mang tên Another. Studio là sự kết hợp giữa cả digital và offline, nghệ thuật và thương mai, tiệm cận và cộng hưởng.

05. Alex Trochut

designer alex trochut

Làm việc chủ yếu ở cả Brooklyn và quê nhà của anh Barcelona, những thiết kế của Alex Trochut được biết đến như sự hội tụ của phong cách tối giản hiện đại. Từng có thời gian tạo ra những sản phẩm chất lượng cho Absolut, Coca Cola, The New York Times, vậy nên chẳng có lý do gì để nghi ngờ về năng lực của anh cả.

06. Viktor Hertz

designer viktor hertz

Viktor Hertz là cha để của dự án The Noun Project, một trong nhữung bộ sưu tập các icon trên nền tảng website đẹp và ấn tượng nhất. Tự nhiên là một người đam mê với các hình khối, vật thể đơn giản, Viktor đã có những thiết kế để đời của mình cho các khách hàng lớn như Ikea, cũng như các dự án sáng tạo riêng của mình.

07. Lotta Nieminen

designer lotta nieminen

Không nhiều những designer có thể tự mình chạy một studio thiết kế tại New York và có những clients khủng: Hermès, Google và New York Times như Lotta Nieminen.

08. Mike Perry

designer mike perry

Ai đó từng hỏi lý do tại sao Mike Perry lại bắt đầu với công việc thiết kế, Mike đã giải thích rằng bởi vì anh muốn mê hoặc người xem bằng đường nét, hình dạng, khối, màu sắc, ý tưởng của chính anh. Chuyên thiết kế cho những sản phẩm như sách, tạp chí, poster phim và báo giấy, những thiết kế của Perry luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem.

09. Chuck Anderson

designer chuck anderson

Chỉ mới ở tuổi 18, Chuck Anderson đã có thể tự kiếm tiền bằng công việc freelancer mà nhiều người vẫn ao ước bởi sự tự do. Được những khách hàng lớn như Microsoft, Nike và Reebok tin tưởng, Chuck đã không làm họ phải thất vọng bởi những ấn phẩm mà anh thiết kế.

10. Dan Cassaro

designer dan cassaro

Một New Yorker chính gốc, Dan Cassaro đã đạt được vô số giải thưởng lớn từ tạp chí New York Times, Rolling Stone, tạp chí phố Wall và rất rất nhiều giải thưởng khác nữa. Cassaro tập trung vào việc thể hiện con chữ, thiết kế logo và xây dựng studio riêng của mình tại Brooklyn.

11. Dana Tanamachi

designer dana tanamachi

Dana Tanamachi là nhà thiết kế đồ họa chuyên về các thương hiệu phong cách sống, đồ ăn và thời trang. Tanamachi được nhận xét là con người đầy nhiệt huyết, yêu thích được làm việc với đôi bàn tay của mình, tỉ mỉ với từng chi tiết.

 

12. Dave Foster

designer dave foster

“Một hình ảnh được thể hiện mạnh mẽ là yếu tố cần thiết cho bất cứ một thông điệp nào muốn tồn tại ngày nay” – Dave Foster.

Anh mô tả đó như là một động lực để mình phấn đấu mỗi ngày.  Làm việc tại thành phố Sydney nước Úc, tiếng vang trong ngành của Dave Foster đã vượt qua khỏi biên giới lãnh thổ, tới tận các khách hàng ở phương Tây xa xôi.

 

13. David Carson

designer david carson

Tiếp cận với yếu tố đa văn hóa ở phía nam California từ khi mới sinh ra, Dave Carson đã sớm được trải nghiệm với công việc thiết kế đồ họa từ giữa thập niên 80.

14. Jacob Cass

designer jacob cass

Nếu như bạn đang mong muốn trở thành một graphic designer, Jacob Cass chính là hình mẫu lý tưởng để bạn học hỏi. Sinh ra tại Australia, chàng trai 26 tuổi này giờ đây là giám đốc của một agency thiết kế: Just Creative, và đồng thời làm việc cho Ammirati tại New York.

15. Jason Santa Maria

designer jason santa maria

Jason Santa Maria là sáng lập của công ty thiết kế Mighty, đồng thời cũng là giám đốc thiết kế của Vox Media, tác giả của On Web Typography và đồng sáng lập của A Book Apart, một tuyển tập truyện ngắn đặc sắc cho dân thiết kế website.

16. Jon Hicks

designer jon hicks

Jon Hicks là tác giả của cuốn sách về thiết kế icon nổi tiếng: “The Icon Handbook”. Ông được biết đến với 2 logo nổi tiếng của Firefox và Mailchimp, cũng như các dự án về icon tại Spotify và Skype.

17. Dan Cederholm

designer dan cederholm

Dan Cederholm là đồng sáng lập của Dribbble, cộng đồng designer nổi tiếng trên thế giới, chuyên về mảng thiết kế giao diện cho website.

18. Joshua Davis

designer Joshua Davis

Joshua Davis là một nhà thiết kế, một họa sĩ và cả.. một người trượt ván giỏi. Đáng chú ý nhất có thể kể tới như việc ông là người đầu tiên trên thế giới cung cấp nền tảng file Flash trên website Praystation.com, sau đó được ông public ra ngoài. Niềm đam mê với công nghệ, sự tỉ mỉ và chính xác trong thiết kế đã tạo nên thành công của Joshua Davis

19. Joshua Smith (aka Hydro74)

Được biết tới bởi những typography đầy mê hoặc, những hình minh họa đầy lộn xộn và cá tính riêng biệt không lẫn với bất cứ ai. Designer của Orlando – Joshua Smith hay còn được biết tới với cái tên Hydro74 luôn nhận được nhiều tình cảm và sự mến mộ bởi dân trong nghề.

20. Khôi Vinh

designer Khôi Vinh

Sao khi rời bỏ vị trí là giám đốc thiết kế của tờ báo mạng New York Times, Khoi Vinh không cần chờ đợi quá lâu để có thể tiếp tục khám phá những chân trời mới. Hiện tại anh đang là chủ tịch của “Trải nghiệm người dùng” tại Wildcard, và đồng sáng lập của Kidpost. Trước đây, Khôi cũng đã từng là đồng sáng lập và CEO của Mixel.

21. Louise Fili

designer louise fili

Loise Fili luôn khao khát tạo ra những sản phẩm thiết kế chất lượng. Studio cùng tên của cô, những dự án mà Fili thường tham gia nằm ở các mảng như bao bì đồ ăn, hoặc nhà hàng, cafe.

22. Michael Bierut

designer michael bierut

Michael Bierut có một hồ sơ vô cùng ấn tượng khi có tới 25 năm là đối tác chính của văn phòng Pentagram tại New York và đồng thời là một nhà phê bình cấp cao của trường đại học nghệ thuật Yale

23. Simon Prades

designer simon prades

Simons Prades là một freelancer về dồ họa, khách hàng của anh nằm ở nhiều mảng khác nhau như quảng cáo hay phim ảnh. Simon vẫn duy trì công việc làm giảng viên môn vẽ và minh họa tại đại học German.

24. Roanne Adams

designer roanne adams

Roanne Adams được biết tới như một trong 6 những chuyên gia thiết kế xuất sắc nhất tới thành Phố New York, bình chọn bởi tạm chí New York Times. Với những lựa chọn màu sắc rất tinh, cùng sự sáng tạo tuyệt vời, Adams hiện tại đang là giám đốc sáng tạo và nhà sáng lập của một studio chuyên về thiết kế thương hiệu: RoAndCo

 

25. Scott Hansen

designer scott hansen

Scott Hansen là một họa sĩ đa ngành tại thành phố San Francisco. Thu âm và sản xuất âm nhạc dưới cái tên Tycho, nhưng lại làm công việc thiết kế dưới cái tên ISO50. Niềm đam mê với công việc của Scott luôn tạo được nhiều động lực lớn cho những người xung quanh.

26. Seb Lester

Được biết đến với những thiết kế đổi bật, ảnh bìa sách ấn tượng, Seb Lester đơn giản là một trong những nhà thiết kế hàng đầu mà bất cứ khách hàng nào cũng muốn làm việc chung ít nhất một dự án.

27. Shepard Fairey

designer shepard fairey

Một học sinh cũ của trường thiết kế Rhode Island, Shepard Fairy là đồng sở hữu của công ty thiết kế Black Market. Mang đậm phong cách nghệ thuật đường phố, ông được biết tới với thiết kế Obey và Poster hình tổng thống Obama. Vào thời gian rảnh, Fairey thường dành thời gian tại các triển lãm địa phương.

28. Stefan Sagmeister

designer-stefan-sagmeister

Điên rồ và thiên tài: 2 từ dùng để miêu tả về con người của Stefan Sagmeister. Là một designer ưa thích phép ẩn dụ đặt kín trong những thiết kế của mình, chờ người xem khám phá ra thông điệp đằng sau chúng.

29. Tina Roth Eisenberg

designer tina roth eisenberg

Cũng vẫn là một designer đến từ New York nữa, LaTina Roth Eisenberg là nhà thiết kế đồ họa gốc Thụy Sĩ. Có kinh nghiệm 9 năm trong nghề, đến nay trong tay LaTina sở hữu hàng trăm các dự án khác nhau cho doanh nghiệp.

30. Tom Muller

designer tom muller

Các sản phẩm thiết kế của Tom Muller luôn là thứ gì đó mà mọi sinh viên học sinh thiết kế đồ họa đều mong muốn đạt tới trình độ đó. Phong cách lựa chọn màu sắc hoàn hảo của Muller có thể dễ dàng bắt gặp trong các thiết kế truyện thành, poster film, nhận diện thương hiệu cho các startup công nghệ.

Trên đây là 30 designer vô cùng nổi tiếng trên thế giới. Còn tên tuổi nào mà chưa được nhắc đến hay không?

Hãy để lại comment cho iDesign được biết nhé.

Nguồn: uplevo

Khai giảng: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA GD08 ( Đã khai giảng – Đăng ký ngay )

BIẾT THIẾT KẾ LÀ MỘT LỢI THẾ!

Thành thạo các công cụ Illustrator, Photoshop, Lightroom để có thể tự tay thiết kế được một chiếc poster hay ấn phẩm truyển thông cho sự kiện trở nên thật dễ dàng

Mở cửa cơ hội: apply được công việc mới với lợi thế đặc biệt, tự do thể hiện ý tưởng với những hình ảnh siêu đẹp và còn nhiều hơn thế nữa!

Học để áp dụng và thực hành – nói không với lý thuyết xuông ? Bạn đã sẵn sàng đón nhận thử thách mới và tự tạo lợi thế cho mình với thiết kế đồ họa

Đăng ký ngay khóa học tại:

    Khai giảng: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA GD04

    Ngày 07/03 vừa qua, lớp Thiết kế đồ họa GD04 đã chính thức được khai giảng

    Buổi khai giảng có sự tham gia của:

    Thầy Vy Văn Việt – CEO Iviettech đồng thời cũng là giám đốc của IDesign

    Cô Nguyễn Thị Ngọc Lan – phó giám đốc công ty

    Thầy Trần Đức Hùng- giảng viên lớp thiết kế đồ hoạ cùng toàn thể các bạn học viên khoá 04

    Đứng trước nhu cầu nhân sự ngành thiết kế đồ hoạ khan hiếm mà nhân lực lại không đủ điều kiện đáp ứng nhà tuyển dụng, đây là cơ hội lớn để các bạn trẻ có thể nắm bắt và mở rộng tương lai với nghề thiết kế.

    Khoá học đáp ứng những yêu cầu đầu vào từ phía các nhà tuyển dụng:

    • Chuyên môn
    • Trình độ tiếng Anh
    • Kỹ năng mềm
    • Thái độ làm việc

    Với những bài học đi từ cơ bản đến nâng cao đan xen cùng các bài thực hành, làm nhóm, làm dự án và báo cáo đồ án cuối khoá cùng với các buổi đào tạo kĩ năng viết CV, phỏng vấn,… nên đây là chương trình được đánh giá sát với thực tế và giải quyết được bài toán nhân lực ngành thiết kế đồ hoạ.

    Chỉ tính riêng ngành thiết kế đồ hoạ tại Đà Nẵng vào những tháng đầu năm 2018 đã có gần 500 lượt tuyển dụng ngành thiết kế đồ hoạ, chiếm gần 75% tổng số vị trí tuyển dụng.

    Idesign mong muốn rằng chương trình thiết kế đồ họa sẽ giúp các bạn mạnh dạn đến và theo đuổi giấc mơ của mình.

    KHÓA HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HỌA GD04 – SẼ HỌC CHÍNH THỨC VÀO 09/03/2019

    Đăng ký ngay để được nhận những ưu đãi tuyệt vời tại iDesign các bạn nhé

       

      Khai giảng lớp: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA GD 03 – Học chính thức: 19/12/2018

      Tối 17/12/2018 Idesign đã khai giảng thành công khoá học thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp GD03

      Buổi khai giảng có sự tham gia của

      Thầy Vy Văn Việt – CEO Iviettech đồng thời cũng là giám đốc của IDesign

      Cô Nguyễn Thị Ngọc Lan – phó giám đốc công ty

      Thầy Trần Đức Hùng- giảng viên lớp thiết kế đồ hoạ cùng toàn thể các bạn học viên khoá 03 iDesign

      Đứng trước nhu cầu nhân sự ngành thiết kế đồ hoạ khan hiếm mà nhân lực lại không đủ điều kiện đáp ứng nhà tuyển dụng, đây là cơ hội lớn để các bạn trẻ có thể nắm bắt và mở rộng tương lai với nghề thiết kế.

      Khoá học đáp ứng những yêu cầu đầu vào từ phía các nhà tuyển dụng:

      • Chuyên môn
      • Trình độ tiếng Anh
      • Kỹ năng mềm
      • Thái độ làm việc

      Với những bài học đi từ cơ bản đến nâng cao đan xen cùng các bài thực hành, làm nhóm, làm dự án và báo cáo đồ án cuối khoá cùng với các buổi đào tạo kĩ năng viết CV, phỏng vấn,… nên đây là chương trình được đánh giá sát với thực tế và giải quyết được bài toán nhân lực ngành thiết kế đồ hoạ.

      Chỉ tính riêng ngành thiết kế đồ hoạ tại Đà Nẵng vào những tháng đầu năm 2018 đã có gần 500 lượt tuyển dụng ngành thiết kế đồ hoạ, chiếm gần 75% tổng số vị trí tuyển dụng.

      Idesign mong muốn rằng chương trình thiết kế đồ họa sẽ giúp các bạn mạnh dạn đến và theo đuổi giấc mơ của mình.

      KHÓA HỌC THIẾT KẾ ĐỒ HỌA GD03 – SẼ HỌC CHÍNH THỨC VÀO 19/12/2018

      Đăng ký ngay để được nhận những ưu đãi tuyệt vời tại iDesign các bạn nhé

        Thiết kế đồ họa

        Khóa học thiết kế đồ họa

        Khóa học thiết kế đồ họa

        Khóa học thiết kế đồ họa nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng để giúp học viên trở thành nhà Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng hiện nay.

        Với hơn 1000 lượt tuyển dụng vị trí thiết kế đồ họa mỗi năm đến từ các công ty phần mềm và các công ty truyền thông tại Đà Nẵng. Đây quả thật là ngành rất đang quan tâm dành cho các bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực đồ họa tìm kiếm việc làm và xây dựng nghề nghiệp.

        Tham gia khóa học thiết kế đồ họa bạn sẽ được tiếp cận và sử dụng thành thạo các công cụ như Adobe Illustrator, Adobe Photoshop, Adobe Lightroom và nhiều công cụ khác. Cũng như có thể thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh từ Logo, Poster, Banner v.v…

        Kỹ năng sau tốt nghiệp

        • Nắm vững kiến thức cơ bản về thiết kế đồ họa
        • Có kỹ năng trong thiết kế 2D
        • Có kỹ năng nhiếp ảnh và xử lý ảnh chuyên nghiệp
        • Có kỹ năng sắp xếp và dàn trang in
        • Có kinh nghiệm trong thiết kế nhận diện thương hiệu

        Cơ hội nghề nghiệp

        • Chuyên viên thiết kế đồ họa
        • Chuyên viên xử lý ảnh
        • Chuyên viên thiết kế Web
        • Chuyên viên thiết kế quảng cáo, truyền thông

        Thời lượng & Nội dung đào tạo

        STT Tên môn học Số tiết
        1 Cơ bản về thiết kế đồ họa       36
        2 Xử lý ảnh chuyên nghiệp với Photoshop       48
        3 Thiết kế 2D với Adobe Illustrator       52
        4 Nhiếp ảnh và xử lý ảnh với Lightroom       44
        5 Đồ án       52
        6 Kỹ năng tìm việc       10
        • Học tuần 03 buổi, mỗi buổi 4 tiết
        • Tổng thời gian: 6 tháng

        Đối tượng học viên

        Khóa học phù hợp với tất cả những ai yêu thích và muốn tìm việc làm trong ngành thiết kế đồ họa.

        Học phí

        • Theo tháng: 2,500,000 đồng/tháng * 6 lần đóng
        • Theo kỳ: 7,100,000 đồng/Kỳ * 2 lần – Tiết kiệm 5%
        • Trọn gói: 13,500,000 đồng – Tiết kiệm 10%
        • Học phí không bao gồm giáo trình.
        • Giảm 200,000 đồng mỗi người khi đăng ký nhóm
        • Giảm 300,000 đồng khi tự trang bị máy tính

          Đăng ký sớm, Giảm 10% học phí toàn khóa học.

        Chi tiết chương trình học

        Vui lòng kích vào tên môn học để xem nội dung chi tiết từng môn.

        Môn học này trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về thiết kế đồ họa để giúp bạn dể dàng tiếp cận những môn tiếp theo.

        • Khái niệm về thiết kế đồ họa
        • Kiến thức, kỹ năng cơ bản về thiết kế đồ họa
        • Hình thành ý tưởng thiết kế
        • Vẽ tay
        • Bố cục, màu sắc
        • Nghệ thuật chữ
        • Các bước để hình thành nên một thiết kế
        Môn học này trang bị cho bạn kiến thức, kỹ năng về thiết kế minh họa, đồng thời thực hiện các dự án liên quan đến thiết kế logo, thiết kế nhận diện thương hiệu, thiết kế quảng cáo v.v…
        • Làm quen với Adobe Illustrator CC
        • Transforming Artwork
        • Cách tạo ra thiết kế minh họa
        • Cách sử dụng màu
        • Bài tập thiết kế logo, Poster
        • Làm việc với Layer
        • Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
        • Cơ bản về thiết kế quảng cáo
        • Thiết kế quảng cáo

        Môn học này trang bị kiến thức, kỹ năng về xử lý ảnh để giúp bạn dể dàng tạo ra những bức ảnh chuyên nghiệp.

        • Cơ bản về xử lý ảnh
        • Làm quen với Adobe Photoshop CC
        • làm việc với Layer
        • Nhóm công cụ Pen-Shape và cách sử dụng
        • Màu sắc, ánh sáng
        • Phục chế ảnh
        • Làm việc với các bộ lọc
        • Tinh chỉnh
        • Thực hiện animation cho ảnh

        Môn học này trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh và cách xử lý ảnh bằng Lightroom.

        • Tìm hiểu cơ bản về nhiếp ảnh
        • Hiểu về máy ảnh, Lens và các phụ kiện
        • Cầm máy và các tư thế cầm máy
        • Khái niệm về độ phân giải
        • Khái niệm về cá thông số căn bản Khẩu, Tốc, ISO
        • Các chế độ được thiết lập sẵn
        • Các chế độ chụp nâng cao
        • Các chế độ đo sáng và cách đo sáng. Kỹ thuật lấy nét
        • Bố cục và các qui tắc bố cục
        • Kỹ thuật chụp phong cảnh
        • Kỹ thuật chụp chân dung
        • Làm quen với phần mềm Lightroom
        • Sử dụng nhiệt độ màu và cân bằng trắng
        • Chuẩn hóa ảnh và xử lý màu trong Lightroom
        • Sử dụng các thuộc tính xử lý ánh sáng và sắc độ màu trong Lightroom
        • Xử lý lỗi ảnh dùng Tone Curve
        • Xử lý cân bằng màu và histogram
        • Sử dụng tính năng Snapshot trong Lightroom
        • Sử dụng tính năng Virtual Copy
        • Hiểu và sử dụng công cụ xử lý vùng màu HSL
        • Sử dụng các tính năng nâng cao trong Lightroom
        Môn này sẽ giúp bạn xây dựng kinh nghiệm, cái mà doanh nghiệp nào cũng yêu cầu khi tuyển dụng.
        • Thực hiện dự án sát với yêu cầu tuyển dụng
        • Được giáo viên hướng dẫn thực hiện
        • Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm
        • Tích lũy kinh nghiệm thực tế

        iDesign có qui trình tiếp cận doanh nghiệp và hỗ trợ bạn tìm việc hiệu quả để chắc chắn bạn tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Các nội dung của môn học này:

        • Hướng dẫn nghiên cứu, tiếp cận đơn vị tuyển dụng
        • Hướng dẫn viết CV
        • Kỹ năng phỏng vấn tìm việc
        • Hỗ trợ tìm việc cho đến khi tìm được việc làm
        • Tư vấn kỹ năng phát triển nghề nghiệp
        Giảng viên là các chuyên gia trong ngành đang làm việc tại các công ty phần mềm, các công ty thiết kế lớn tại thành phố Đà Nẵng.
        Học viên được sử dụng giáo trình và giáo trình điện tử theo tiêu chuẩn giáo dục của Mỹ.